Nhẫn kim cương của bà Nguyễn Phương Hằng có phải là lớn nhất và đắt nhất Việt Nam?

Trước đó trong buổi giao lưu với khán giả ngày 29/9 tại KDL Đại Nam, bà Nguyễn Phương Hằng từng tuyên bố: “Nếu bây giờ có ai sẵn sàng bỏ ra 1.000 tỷ đồng để mua chiếc nhẫn kim cương này, tôi sẽ ngay lập tức gửi toàn bộ số tiền đó vào Quỹ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tôi xin hứa danh dự sẽ cống hiến trọn vẹn số tiền này cho công tác từ thiện”.

Nhẫn kim cương của bà Nguyễn Phương Hằng có phải là lớn nhất và đắt nhất Việt Nam? - Ảnh 1.

Hình ảnh bill của kim cương bà Nguyễn Phương Hằng sỏ hữu. (Ảnh: MXH)

Đặc biệt, mới đây cộng đồng mạng càng bất ngờ khi bill của  viên  kim cương này được lan truyền. Theo hình ảnh, viên kim cương này có trọng lượng 45,16 carat và có ký hiêu: VVS1 nước D.

Ký hiệu này có ý nghĩa là gì? Theo các chuyên gia về kim cương, độ tinh khiết của kim cương là số lượng và khả năng hiển thị đặc điểm bên trong và bên ngoài của một viên kim cương. Để đánh giá độ tinh khiết người ta sử dụng kính lúp với độ phóng đại x10. Độ trong được xếp lần lượt từ:

F (Flawless – không tì vết) tức là kim cương đạt đến độ tinh khiết hoàn hảo nhất.

IF (Internal Flawless – gần như là không tì vết)

VVS1 và VVS2 (rất rất ít pha tạp), các tạp chất trong chúng rất nhỏ và ngay cả chuyên gia đã qua đào tạo cũng có thể gặp khó khăn trong việc xác định các tạp chất này.

Cuối cùng là SI1 và SI2 (pha tạp), các tạp chất này nhiều đến nỗi có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Theo quy ước, “Nước” kim cương chính là màu sắc của kim cương trên thang đo phân cấp màu của GIA. Kim cương không màu hoặc có dấu vết của màu sắc sẽ được phân cấp theo nước từ D-Z. Kim cương nước D là kim cương không màu có độ hoàn mỹ cao nhất, cực kỳ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Như vậy, kim cương VVS1 nước D của bà Phương Hằng được xếp vào loại kim cương không màu có độ hoàn mỹ cao nhất, độ trong suốt hoàn hảo, cực kỳ quý hiếm và có giá trị kinh tế cao.

Trước đó, nữ CEO cũng hé lộ trị giá của chiếc nhẫn kim cương đeo trên tay phải có trị giá đến 1.058 tỷ đồng. Liệu đây có phải là viên kim cương lớn nhất và đắt nhất Việt Nam?

Hiện tại chưa có căn cứ nào cho thấy, viên kim cương mà bà Phương Hằng sở hữu to nhất và đắt nhất Việt Nam.

Nhẫn kim cương của bà Nguyễn Phương Hằng có phải là lớn nhất và đắt nhất Việt Nam? - Ảnh 2.

Viên kim cương đen 88 carat đến Việt Nam năm 2016. (Ảnh: ST)

Trước đó, năm 2016, viên kim cương đen có khối lượng 88 carat. Cụ thể, Korloff Noir – một trong những viên kim cương đen lớn nhất thế giới – xuất hiện trong một buổi giới thiệu trang sức cao cấp ở Hà Nội. Sản phẩm có trọng lượng 88 carat và từng là vật sở hữu của gia đình quý tộc Karloff-Sapozhnikov sinh sống ở St. Petersburg, Nga. Nó được Korloff – tập đoàn đang sở hữu – mua bảo hiểm ở mức 37 triệu USD (hơn 825 tỷ đồng) và có gương mặt đại diện là vận động viên trượt băng nổi tiếng – Marina Anisina.

Viên kim cương đắt nhất thế giới có giá bao nhiêu?

Nhẫn kim cương của bà Nguyễn Phương Hằng có phải là lớn nhất và đắt nhất Việt Nam? - Ảnh 3.

Viên kim cương đắt nhất thế giới được gắn trên vương miện của Vương hậu Anh

Koh-i-noor được coi là viên kim cương đắt nhất thế giới. Ánh sáng lấp lánh và độc đáo của viên kim cương này được xem là vô giá, không có viên kim cương thứ 2 có thể vượt qua. Tên gọi của nó bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa là “Ngọn núi ánh sáng”. Nó có trọng lượng khoảng 105,6 carat. Hiện tại, viên kim cương này đang được gắn trên vương miện của Vương hậu Anh và trưng bày ở bảo tàng London (Anh Quốc).

Xếp thứ hai là viên kim cương có tên The Hope – Trái tim đại dương với màu sắc xanh lam quý hiếm.

Nhẫn kim cương của bà Nguyễn Phương Hằng có phải là lớn nhất và đắt nhất Việt Nam? - Ảnh 4.

Viên kim cương The Hope với màu xanh quý giá.

The Hope được tìm thấy đầu tiên tại Ấn Độ. Sau nhiều lần bị đánh cắp và thất lạc qua nhiều thế kỷ, năm 1949, nhà buôn đá quý nổi tiếng Harry Winston đã tặng lại viên kim cương này cho Bảo tàng lịch sử Hoa Kỳ. Hiện tại, viên kim cương này có trọng lượng hơn 45 carat và có giá trị 350 triệu USD.