×

Công dụng th:.ần k:.ỳ của lá chanh phơi khô

Lá chanh thường được nhiều gia đình Việt sử dụng dưới dạng tươi hoặc sấy khô như một loại gia vị, giúp món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng loại lá này còn được sử dụng nhiều trong y học bởi dược tính mà nó mang lại.

Theo y học hiện đại, trong lá chanh chứa nhiều thành phần như: Linalool; dầu limonene; flavonoid (như poncirin, hesperidine, rhoifolin và naringin); synephrine; N-methyltyramine; axit citric; canxi; photpho; sắt; vitamin A, B1 và C… rất tốt cho sức khỏe. Còn theo Đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn có tác dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm. Khi dùng làm thuốc, lá chanh khô được thu hái, rửa sạch, thái nhỏ hoặc để nguyên, phơi nắng, bảo quản nơi khô ráo để dùng sau.

Ngoài những công dụng trên, loại lá này còn đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe như sau:

1. “Thuốc” kháng sinh tự nhiên

Lá chanh có chứa các chất kháng sinh tự nhiên nên giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý. Khi cơ thể mệt mỏi hoặc cảm thấy khả năng miễn dịch suy giảm, hãy đun sôi lá chanh và uống loại nước ấm này vào mỗi buổi sáng để tăng sinh năng lượng.

1 loại lá phơi khô là “thuốc kháng sinh tự nhiên”, còn dưỡng gan, hạ đường huyết hiệu quả- Ảnh 1.
2. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Lá chanh thường được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ điều trị một số bệnh nhiễm trùng. Nguyên nhân là vì loại lá này giàu các chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn mạnh.

Theo đó, các chất chống oxy hóa bao gồm flavonoid, axit phenolic và terpenoid sẽ giúp bảo vệ hệ thống miễn dịch bằng cách trung hòa các gốc tự do và giảm stress oxy hóa – những yếu tố làm suy yếu chức năng miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, lá chanh chứa các hợp chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh, có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn, virus và nấm.  Cụ thể, loại lá này cũng chứa các chất chống vi khuẩn tự nhiên như citronellal, limonene, giúp ức chế, ngăn chặn sự phát triển, lây lan của vi khuẩn gây bệnh như E. coli và Salmonella.

3. Làm mát gan

Theo Đông y, lá chanh là một trong những loại lá có tác dụng bình gan, mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Theo đó, lá chanh có chất xơ, giúp nhuận tràng, đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể bằng đường tiêu hóa, giảm được gánh nặng cho hoạt động của lá gan.

Một bài thuốc làm mát gan phổ biến là: Lá chanh, lá gai, lá cối xay (các vị đều khô), mỗi vị 12g. Sắc với 3 bát nước còn 1 bát, chia uống 2 lần/ngày, nên uống sau bữa ăn sáng và tối. Thực hiện trong 15 ngày sẽ giúp giải nhiệt và bình gan hiệu quả.

1 loại lá phơi khô là “thuốc kháng sinh tự nhiên”, còn dưỡng gan, hạ đường huyết hiệu quả- Ảnh 2.
4. Kiểm soát đường huyết

Một số nghiên cứu cho thấy lá chanh có thể góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu, tốt cho người bị tiểu đường. Theo đó, loại lá này chứa hợp chất flavonoid, có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin. Không những thế, một số nghiên cứu còn cho thấy rằng các hợp chất trong lá chanh có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate – nguyên nhân dẫn đến lượng đường trong máu tăng dần sau bữa ăn. Do đó, lá chanh có thể giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến và hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

5. Tốt cho hệ tiêu hóa

Lá chanh có chứa các hợp chất có thể kích thích sản xuất các enzym tiêu hóa, giúp phân hủy thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn, từ đó hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, lá chanh có đặc tính tống hơi, giúp giảm khí và đầy hơi bằng cách thúc đẩy quá trình trục xuất khí, dưỡng ruột và cải thiện chức năng tổng thể của đường ruột. Loại lá này cũng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của vi khuẩn đường ruột nên giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

(Tổng hợp)

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2024 News