Mới đây, trên MXH đang xôn xao vụ việc thương tâm về một người phụ nữ bị lừa hết tiền khi đưa con đi khám bệnh tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 khiến CĐM không khỏi xót thương.
Theo clip chia sẻ trên MXH, người phụ nữ tên H.T.X. quê Đăk Lăk đang bế một cháu nhỏ đến trước cổng Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) khám bệnh.
“Mẹ con con lên đến Bệnh viện Nhi đồng khám lúc 4 rưới sáng, nhưng lên đến nơi ngồi chờ xe ở ngoài cổng, có hai người đến hỏi đường, đưa điện thoại cho mình nhìn vô. Một lúc thì không biết gì nữa sau đó bị móc túi mất hết 9,5 triệu đồng”, người phụ nữ vừa khóc vừa nói trên clip.
Vụ người phụ nữ bị móc túi hết tiền khi đưa con khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2
Theo chia sẻ, hai mẹ con người phụ nữ này dù đang ở bệnh viện nhưng không còn tiền khám bệnh. May mắn chiếc điện thoại chị để trong bịch tã không bị kẻ gian lấy mất.
Hình ảnh người mẹ vừa nói vừa khóc, đứa con bên cạnh cũng không ngừng quấy khiến nhiều người xem xót xa.
Ngay sau khi clip người phụ nữ bị móc túi hết tiền khi đưa con khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2 này được chia sẻ rộng rãi trên MXH, rất nhiều bạn đọc đã bày tỏ sự thương cảm dành cho hai mẹ con, đồng thời lên án hành vi thiếu nhân tính của những kẻ lừa đảo.
Tài khoản Mèo Béo: “Những kẻ trộm cắp và lừa đảo ở bệnh viện là tận cùng của vô đạo đức…”
Tài khoản Nguyễn Ngọc Yến: “Tôi thấy móc túi ở bệnh viện là thất đức lắm đó. Người ta có bệnh dành dụm được nhiêu đó để đi khám – đi lo cho sức khoẻ mà cũng đành lấy hết của người ta”.
Theo một số thông tin cập nhật, sau khi clip sự việc lan toả, chị đã được các mạnh thường quân giúp đỡ cho bé khám bệnh.
Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về khung hình phạt đối với Tội trộm cắp tài sản như sau:
Nếu thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác từ 02 triệu đồng – dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp bên dưới, thì bị phạt cải tạo không giam giữ thời hạn lên đến 03 năm hoặc phạt tù có thời hạn từ 06 tháng – 03 năm:
Đã bị xử phạt hành chính hành vi chiếm đoạt tài sản;
Gây ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội;
Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của nạn và gia đình họ;
Tài sản trộm cắp là di vật hoặc cổ vật;
Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội sau và chưa được xóa án tích:
Cướp tài sản;
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản;
Cưỡng đoạt tài sản;
Cướp giật tài sản;
Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
Lạm dụng tín nhiệm để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản;
Sử dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản.
Nếu thực hiện hành vi tội như quy định dưới đây thì bị phạt tù từ 02 năm – 07 năm:
Có tổ chức;
Có tính chuyên nghiệp;
Chiếm đoạt từ 50.000.000 đồng – dưới 200.000.000 đồng;
Dùng thủ đoạn nguy hiểm, xảo quyệt;
Hành hung để có thể tẩu thoát;
Tài sản trộm cắp là bảo vật quốc gia;
Tái phạm nguy hiểm.
Nếu thực hiện hành vi tội như quy định dưới đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
Chiếm đoạt từ 200 triệu đồng – dưới 500 triệu đồng;
Lợi dụng tình hình thiên tai, dịch bệnh.
Nếu thực hiện hành vi tội như quy định dưới đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
Chiếm đoạt từ 500 triệu đồng trở lên;
Lợi dụng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt từ 05 triệu đồng – 50 triệu đồng.