Vì vậy, những người nhạy cảm với hóa chất đã bắt đầu từ bỏ “chảo chống dính”. Điều này khiến không ít nhà kinh doanh phải đau đầu tìm cách tăng doanh số, họ bắt đầu “biến tấu” các loại chảo . Vì thế, trên thị trường xuất hiện không ít loại chảo nhìn có vẻ an toàn nhưng thực tế vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây hại giống nhau, điển hình như 5 loại dưới đây.
1. Chảo gốm “0 lớp chống dính”
Trước hết, mọi người cần hiểu là theo quy định, chảo được gọi là “0 lớp chống dính” chỉ khi không chứa Teflon. Nói cách khác, “0 lớp chống dính” không có nghĩa là chảo hoàn toàn không có lớp phủ.
Tuy nhiên, chảo gốm trên thị trường không phải là loại gốm truyền thống mà hoàn toàn khác biệt. Đây thực ra là loại chảo được làm từ hợp kim kim loại kết hợp với lớp phủ gốm qua quá trình công nghệ sol-gel.
Độ bền và khả năng chống dính của lớp phủ gốm thấp hơn so với lớp phủ Teflon. Để duy trì tính năng chống dính của chảo gốm, bạn gần như phải thay 2 chiếc chảo mỗi năm, rất tốn kém.
Việc hấp thụ quá nhiều nhôm có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, như người già dễ mắc chứng Alzheimer, trẻ em thì bị ảnh hưởng đến việc hấp thụ vi chất dinh dưỡng, thiếu canxi và khó tiêu hóa, gây ra tổn hại mãn tính cho cơ thể.
Vì vậy, chảo gốm “0 lớp chống dính” chỉ là một kiểu “chảo lừa đảo” do các nhà bán hàng tạo ra. Đừng bị vẻ ngoài bắt mắt của loại chảo này lừa dối mà mua về sử dụng.
2. Chảo chống dính đá y tế
Nồi chống dính đá y tế từng cực “hot” và được cho là nồi làm bằng đá y tế thật. Thực tế thi chảo chống dính đá y tế chỉ là được phun một lớp phủ bằng đá, bản chất của nó vẫn là chảo phủ Teflon.
Hơn nữa, vật liệu cơ bản vẫn là nhôm. Khi lớp phủ rơi ra không chỉ độc hại do Teflon mà còn gây tác hại kép do sự kết tủa của các nguyên tố nhôm.
Vì vậy, chảo y tế mang tên khác là chảo Teflon. Bạn đừng mua để sử dụng trong gia đình.
3. Chảo tổ ong
Chảo tổ ong từng được mọi người coi là “vũ khí thần kỳ” mà trước đây gần như nhà nào cũng đã từng mua một chiếc.
Tuy nhiên, chảo tổ ong là loại chảo được làm từ inox và lớp phủ Teflon, chỉ có một lớp lưới tổ ong được ép vào bên trong để tăng độ chắc chắn khiến chiếc chảo trông có vẻ tinh tế, bền và không có lớp phủ. Nhưng bản chất của nó vẫn là chảo có lớp phủ chống dính.
Hơn nữa, do cấu tạo dạng lưới tổ ong, lớp phủ của chảo này dễ bị bong tróc và dễ bẩn, khó vệ sinh. Nếu bạn chà rửa quá mạnh, lớp phủ sẽ càng dễ bong khiến lớp phủ Teflon dễ dính đồ ăn và có thể giải phóng các chất độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một nhược điểm khác của loại chảo này là cầm rất nặng tay.
4. Chảo inox đáy phẳng chống dính
Chảo chống dính đáy phẳng thường được quảng cáo là “must-have” cho những bạn trẻ yêu thích cuộc sống tiện nghi, đặc biệt là để chiên steak, trứng vì nhẹ, dễ sử dụng và có bề mặt chống dính tiện lợi.
Thực tế, đây thực sự là chảo inox nhưng bề mặt cũng được phủ lớp Teflon, vì vậy về bản chất thì không thể gọi là chảo inox hoàn toàn mà vẫn thuộc loại chảo có lớp phủ.
Đặc biệt, khi dùng để nướng steak, nhiệt độ rất dễ vượt qua 260 độ C, lúc này lớp phủ có thể bị tan chảy và giải phóng các chất độc hại ra thức ăn, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Vì vậy, chảo chống dính inox thực chất cũng là “chảo lừa đảo”.
5. Chảo sắt giá rẻ
Nếu nói về loại chảo an toàn và phù hợp nhất với các gia đình thì chảo sắt chính là lựa chọn lý tưởng.
Tuy nhiên, khi thị trường chảo sắt trở nên phổ biến, nhiều loại chảo sắt giá rẻ xuất hiện. Nhiều người nghĩ rằng sắt là kim loại rẻ nên không quan tâm đến giá cả nhưng thực tế những chiếc chảo sắt rẻ này cũng cực nguy hiểm, thậm chí còn có thể gây hại lớn hơn cả chảo có lớp phủ chống dính.
Những chiếc chảo sắt giá rẻ này thường được chế tạo từ thùng hóa chất cũ hoặc các nguyên liệu tương tự, được xử lý bằng máy móc, sau đó phủ một lớp dầu công nghiệp. Mặc dù nhìn bề ngoài có vẻ không bị gỉ nhưng thực tế lại ẩn chứa nguy cơ cực kỳ lớn.
Loại chảo này chứa một lượng lớn kim loại nặng như chì, thủy ngân, asen, những chất này sẽ phóng thích ra khi nấu ăn, gây hại cho hệ thần kinh, gan và thậm chí có thể dẫn đến ung thư.
Trên mạng có rất nhiều phương pháp để nhận diện chảo sắt độc hại, như là nghe âm thanh, cân trọng lượng, ngửi mùi, quan sát màu sắc hay thử bằng muối nhưng thực tế, tất cả những phương pháp này đều vô căn cứ.
Vậy làm sao để chọn được một chiếc chảo sắt đảm bảo chất lượng?
Khi mua chảo sắt, bạn cần hiểu rằng chảo sắt chắc chắn sẽ dính thức ăn và bị rỉ sét theo thời gian. Những chiếc chảo sắt quảng cáo là không dính, không rỉ thực chất là “chảo lừa đảo”.
Có một số chảo sắt được sử dụng công nghệ nitriding để giúp chúng ít bị dính và ít bị rỉ sét hơn, nhưng sau một thời gian sử dụng vẫn sẽ bị dính thức ăn và bị gỉ.
Vì vậy, để mua một chiếc chảo sắt chất lượng, cách tốt nhất là chọn chảo chính hãng của các thương hiệu uy tín. Ngoài ra, bạn cần lưu ý xem chảo sắt có đáp ứng tiêu chuẩn bắt buộc quốc gia GB4806.9-2016 và tiêu chuẩn khuyến nghị GB/T32432-2015 hay không.
Nguồn: Toutian