×

Ai ai cũng phải s:ố:c vì tiền “hoa hồng” quảng cáo sữa của nghệ sĩ Việt quá cao, mỗi lon sữa tới tay khách hàng nghệ sĩ “đút túi” cụ thể bao nhiêu tiền?

Khi nghệ sĩ ‘bán niềm tin’ cho sữa giả, lời xin lỗi có đủ để xoa dịu cơn phẫn nộ của khán giả?

sữa giả - Ảnh 1.

Sau vụ 573 nhãn hiệu sữa giả, BTV Quang Minh và Vân Hugo bị chỉ trích vì quảng cáo sữa sai sự thật.

Vụ sản xuất và buôn bán sữa giả quy mô lớn vừa bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) triệt phá đã khiến cả nước rúng động.

Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group tại Hà Nội bị cáo buộc sản xuất 573 nhãn hiệu sữa giả, nhắm đến những người dễ tổn thương như bệnh nhân tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, và phụ nữ mang thai.

Nhưng điều làm dư luận phẫn nộ hơn cả là hàng loạt nghệ sĩ nổi tiếng đã “hồn nhiên” quảng cáo cho những sản phẩm này, thậm chí còn thổi phồng công dụng như thể đó là… thuốc tiên.

Vậy khi mọi chuyện vỡ lở, nghệ sĩ nói lời xin lỗi có giải quyết được gì không?

Nghệ sĩ và màn quảng cáo “thần thánh” cho sữa giả

MC Quyền Linh – người được yêu mến với hình ảnh gần gũi, chân chất – từng xuất hiện trong các quảng cáo sữa Diasure và sữa hạt xương khớp Ovisure Gold.

Trong video, anh tự tin tuyên bố sản phẩm “tốt cho tim mạch”, “bảo vệ xương khớp”, “không tác dụng phụ”, thậm chí còn khiến khán giả ngỡ rằng sữa này có thể “trị tiểu đường”.

Nhưng sự thật? Các thành phần “xịn sò” như tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột mắc ca, bột óc chó… chỉ là chiêu trò quảng cáo, chẳng có thật trong sản phẩm.

sữa giả - Ảnh 2.

Quyền Linh bị lên án vì quảng cáo lố, thổi phồng công dụng hai hãng sữa.

Khi bị chỉ trích, Quyền Linh thanh minh rằng anh bị đối tác lừa, clip bị lồng ghép sai lệch, và anh đã yêu cầu gỡ bỏ. Nhưng khán giả tự hỏi: Làm nghệ sĩ lớn mà tin người dễ thế sao? Hay họ bị đồng tiền làm “mờ mắt”?

Không dừng lại ở đó, danh sách nghệ sĩ “dính chàm” còn dài: Doãn Quốc Đam và MC Hoàng Linh từng quảng cáo sữa Cilonmum – một sản phẩm trong số gần 600 loại sữa giả bị phanh phui. Công an xác định các đối tượng đã thay nguyên liệu xịn bằng phụ gia rẻ tiền, chất lượng chỉ đạt dưới 70% so với công bố.

Rồi BTV Quang Minh, MC Vân Hugo, NSND Hồng Vân, Lê Khánh, Cát Tường… cũng bị réo tên vì quảng cáo các dòng sữa “đa công dụng”.

Đặc biệt, Quang Minh và Vân Hugo còn bị “điểm mặt” nhiều hơn khi quảng cáo dòng sữa từng bị phạt 25 triệu đồng vì thổi phồng công dụng, với lời lẽ hoa mỹ như “siêu phẩm sữa non tăng chiều cao số 1”.

Lời xin lỗi của nghệ sĩ: “nước mắt cá sấu” hay chân thành?

Khi bê bối nổ ra, các nghệ sĩ đua nhau lên tiếng. BTV Quang Minh thừa nhận “thiếu cẩn trọng”, tuyên bố chấm dứt hợp đồng quảng cáo từ năm 2025 và sẵn sàng chịu trách nhiệm.

NSƯT Cát Tường cũng không kém, vừa khóc vừa xin lỗi, thừa nhận dùng từ ngữ sai chuyên môn và “lấy uy tín bảo đảm sản phẩm” là sai lầm. Cô còn tạm dừng nhận quảng cáo suốt 8 tháng để “giải quyết hậu quả”.

MC Quyền Linh thì liên tục cảnh báo khán giả cẩn thận với các quảng cáo giả mạo hình ảnh anh.

sữa giả - Ảnh 3.

Cát Tường từng lên tiếng xin lỗi, khóc lóc vì quảng cáo sai sự thật.

Nhưng khán giả có dễ dàng tha thứ không? Với lượng fan đông đảo, nghệ sĩ không chỉ bán sản phẩm mà còn bán niềm tin. Khi niềm tin ấy bị phản bội, người chịu thiệt lớn nhất là những bệnh nhân, người già, trẻ em – những người đặt hy vọng vào ly sữa nhưng nó… giả và đầy tạp chất.

Lời xin lỗi liệu có bù đắp được sức khỏe đã mất của những người đã sử dụng sản phẩm?

Nghệ sĩ: nghệ thuật hay thương mại?

Nghệ sĩ vốn dĩ là người mang đến giá trị nhân văn, giáo dục qua tác phẩm nghệ thuật. Nhưng giờ đây, nhiều người lại bận livestream bán hàng, quảng cáo ngày đêm, để rồi khi scandal nổ ra thì viện cớ “không biết”, “bị lừa”.

Trước khi nhận lợi ích, họ hoàn toàn có thể kiểm tra sản phẩm. Vậy mà họ vẫn nhắm mắt làm ngơ và bây giờ lời xin lỗi không thể xóa tan hậu quả.

Khán giả – những người tạo nên danh tiếng cho nghệ sĩ – cần tỉnh táo và cứng rắn hơn. Chỉ khi khán giả nói “không” với những nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, với sản phẩm kém chất lượng, nghệ sĩ mới thực sự hiểu giá trị của niềm tin.

Vụ sữa giả là bài học đắt giá cho cả nghệ sĩ và những người nổi tiếng. Quảng cáo không xấu, nhưng quảng cáo sai sự thật thì không thể chấp nhận được. Lời xin lỗi, dù có nước mắt, cũng chẳng thể bù đắp thiệt hại về sức khỏe và niềm tin.

Đã đến lúc nghệ sĩ phải chịu trách nhiệm cho lời nói của mình, và khán giả cần sáng suốt hơn. Bởi lẽ sức khỏe và niềm tin không phải thứ để “xin lỗi” là xong!

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News