Trưởng thôn Ma Seo Chứ đầy trách nhiệm đã giúp cả bản với 115 nhân khẩu tránh lũ an toàn tại ngọn núi cách đó khoảng 500m.

Lý do khiến trưởng thôn Ma Seo Chứ quyết định di tản người dân

Vài ngày trở lại đây, câu chuyện về 17 hộ dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã may mắn thoát khỏi vụ sạt lở đất kinh hoàng nhờ quyết định của vị trưởng thôn trẻ Ma Seo Chứ (SN 1991) đã khiến nhiều người bất ngờ.

Quyết định táo bạo, sáng suốt của anh Chứ đã đưa toàn bộ 115 người dân của thôn Kho Vàng tới nơi an toàn, rời khỏi chỗ ở cũ – nơi có khả năng bị sạt lở rất cao.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 1.

Anh Ma Seo Chứ, Trưởng thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Nhớ lại sự việc, anh Ma Seo Chứ chia sẻ : “Trước khi bão số 3 đổ bộ, chính quyền xã đã có thông tin tới tôi để thông báo tới bà con cảnh giác về nguy cơ sạt lở, cùng với đó đã mưa 2 ngày và thấy sạt lở xung quanh nhiều quá. Nên sáng ngày 9/9, tôi có vận động anh em đi kiểm tra trên đỉnh đồi xem có vết nứt nào không, sợ nó sập xuống. Sau khi phát hiện vết sạt lở lớn cùng các vết nứt ở ruộng, tôi kêu gọi, vận động bà con trong thôn cùng nhau chặt cây vầu, dùng bạt để dựng lán trại, di dời bà con lên khu đất cao trên đỉnh đồi”.

Chỉ trong vòng 8 tiếng, toàn bộ 115 người dân, trong đó có 50 trẻ em, đã được đưa đến khu vực an toàn. “Lúc tôi đi kiểm tra là khoảng 8h, lúc bà con đi chặt cây vầu là 9h, đến khoảng 2h -4h chiều bà con di dời lên trên đồi”.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 2.

Tuyến đường đi vào thôn Kho Vàng bị sạt lở nghiêm trọng, giao thông bị chia cắt

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 3.

Phát hiện vết nứt, vị trưởng thôn trẻ đã quyết định vận động người dân di dời lên chỗ cao hơn để dựng lán

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 4.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 5.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 6.

Toàn bộ 17 hộ dân với 115 nhân khẩu của thôn Kho Vàng dưới sự chỉ huy của Trưởng thôn Ma Seo Chứ, đã di tản lên một quả núi cách khu dân cư 1km.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 7.

Rất nhiều phụ nữ, trẻ em được sơ tán lên núi khi thôn Kho Vàng có nguy cơ bị sạt lở

Theo vị trưởng thôn này cho biết, khu vực cả làng sinh sống trước đó chưa có sạt lở, tuy nhiên ven đường đang bị nứt, nguy cơ sạt lở cao . “Bà con giờ không dám về đó ở vì lo đất đá từ trên núi sẽ sập xuống”.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 8.

Anh Chàng A Thái (36 tuổi, người dân thôn Kho Vàng) kể lại khoảnh khắc tháo chạy khỏi khu vực sạt lở

Với vốn tiếng Kinh không nhiều, anh Chàng A Thái (36 tuổi, người dân thôn Kho Vàng) kể lại khoảnh khắc tháo chạy khỏi khu vực sạt lở hôm ấy , “Nó là khu đất cao khoảng 30-40m. Khi nghe anh em hô hoán “chaỵ đi!” là tất cả đều chạy để tránh sạt lở. Từ lúc đẻ ra đến giờ, tôi chứ thấy cơn bão nào kinh khủng như thế này cả. Bão lần này quá là sợ. Cả hai con của tôi nó còn khóc luôn mà. Nó nghe thấy tiếng động lớn ở bên kia nó tưởng bố chết rồi thế là khóc rồi hô “Bố chết rồi”. Dù mẹ có đi theo kéo nó nhưng hai đứa con nó không chạy đi còn cứ đứng đó khóc”.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 9.

Anh Ma Seo Hoà (29 tuổi) – người dân thôn Kho Vàng

Trong khi đó, anh Ma Seo Hoà (29 tuổi) – người dân thôn Kho Vàng cho biết, mọi người chỉ biết chạy thôi. “Sáng kiểm tra 1 lần, chiều kiểm tra lại 1 lần rồi đến 1h chiều thì anh em bắt đầu chuyển lên cao”.

Sau khi cứu 115 người, anh trưởng thôn lại tất bật tiếp tế lương lực, nhu yếu phẩm cho 17 hộ dân lánh tạm trên núi

Những ngày đầu tại lán trại tạm bợ, cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thực phẩm, nước sạch và nơi trú ngụ đều thiếu thốn. Đến ngày 11/9, công an xã, chính quyền phải di chuyển 15km đường sạt lở mới tiếp cận được địa bàn thôn và tìm đến nơi người dân lánh nạn. Trong khoảng thời gian đó, 17 hộ dân không thể thông tin liên lạc với bên ngoài, phải chủ động mọi thứ.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 10.

Do địa hình hiểm trở, những người đàn ông, thanh niên thôn được cử xuống dưới để lấy lương thực thực phẩm cho cả làng

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 11.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 12.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 13.

Dù cuộc sống hiện tại còn khó khăn, thiếu thôn nhưng những người dân thôn Kho Vàng rất phấn khởi vì cả làng đều an toàn khi cơn bão đi qua.

Nhờ sự hỗ trợ kịp thời từ chính quyền và lực lượng cứu hộ, người dân đã dần ổn định cuộc sống tại nơi ở tạm. Chính quyền địa phương cũng đã cung cấp lương thực, áo phao, mì tôm, lương khô để giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn.

Nói về khó khăn nhất ở thời điểm hiện tại đối với 115 nhân khẩu của thôn Kho Vàng, trưởng thôn Chứ cho biết, khó khăn nhất của người dân ở thời điểm hiện tại là nước sinh hoạt.

“Ở trên đồi cao nên nước sinh hoạt đi xách rất xa, rất bất tiện. Phụ nữ thì không có sức để xách nước. Còn lương thực thì cũng đủ vì hôm qua các nhà hảo tâm đã hỗ trợ cho bà con”.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 14.

Anh Chứ tất bật chuyển nhu yếu phẩm cho người dân

Vì nơi ở cũ có nguy cơ bị sạt lở cao nên thời gian tới, anh Chứ và người dân mong muốn chính quyền địa phương sớm tạo điều kiện, tìm nơi ở mới an toàn để người dân di dời, xây dựng lại nhà ở giúp an cư lạc nghiệp.

Cách đây 5 năm, anh Ma Seo Chứ (sinh năm 1991), Đảng viên trẻ của Chi bộ thôn Kho Vàng đã được người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm trưởng thôn. Mặc dù nhận nhiệm vụ khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng anh Chứ nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, tích cực học hỏi, quyết tâm làm tròn trách nhiệm “Đảng cử, dân tin” để đưa ra nhiều “quyết sách” đúng đắn đến với người dân.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 15.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 16.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 17.

Đoạn đường di chuyển từ điểm lấy đồ cứu trợ lên khu lán trại khá xa và địa hình hiểm trở

Trong đó, đặc biệt phải kể đến quyết định sáng suốt, nhanh, chuẩn của anh Chứ trong đợt mưa lũ ngày 9/9 vừa qua đã đem lại sự sống cho 115 nhân khẩu ở thôn Kho Vàng. Đến thời điểm hiện tại, các bản làng vùng cao Bắc Hà (Lào Cai) cũng như tại thôn Kho Vàng (xã Cốc Lầu) mưa đã tạnh, trời đã hửng nắng trở lại, nhưng tuyến đường giao thông chính vào thôn Kho Vàng vẫn đang bị sạt lở nghiêm trọng, chưa thể đi qua được.

Vị trưởng thôn Kho Vàng vẫn tất bật điều hành việc vận chuyển, tiếp tế lương lực, nhu yếu phẩm cho 17 hộ dân trong thôn đang lánh tạm trên núi.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 18.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 19.


Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 20.

Sau khi di chuyển bằng xe máy, họ tiếp tục phải vác lương thực đi thêm 5km đường rừng để đến khu lán trại

Thôn Kho Vàng cách địa điểm nhận hàng cứu trợ khoảng 7km, địa hình hiểm trở. Để mang được lương thực cứu trợ đến cho người già, phụ nữ và trẻ em trong làng, mỗi ngày thanh niên trai tráng trong thôn Kho Vàng phải đi bộ đường rừng sâu, băng qua những dãy sườn đèo, dốc đá trong cái nắng chói chang của miền dẻo cao.

Do địa hình phức tạp, chúng tôi chỉ có thể theo chân những người H’mong kiên cường một đoạn đường ngắn dẫn vào thôn. Tại đây họ lại tiếp tục di chuyển thêm gần 5km trước khi đến được khu lán trại. Dự kiến, 15 hộ dân trong thôn Kho Vàng sẽ được di dời về nơi ở tạm đã được chuẩn bị sẵn để chờ sắp xếp khu tái định cư mới.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 21.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 22.
Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 23.

Chân dung anh trưởng thôn Kho Vàng 8 giờ sáng thấy vết nứt, 4 giờ chiều đã di dời 115 người dân lên núi an toàn- Ảnh 24.

Vị trưởng thôn Kho Vàng vẫn tất bật điều hành việc vận chuyển, tiếp tế lương lực, nhu yếu phẩm cho 17 hộ dân trong thôn đang lánh tạm trên núi.

Thiên tai rồi cũng sẽ qua, mọi mất mát rồi cũng sẽ dịu vợi, cuộc sống người dân rồi cũng sẽ dần ổn định nhưng chắc chắn với người dân Kho Vàng, với những người may mắn thoát khỏi nguy nan trong gang tấc, sẽ vẫn mãi nhắc đến các đảng viên của thôn, đặc biệt là trưởng thôn Ma Seo Chứ. Bởi chính sự trách nhiệm, nhiệt huyết vì cộng đồng của họ đã giúp cho 115 người thoát khỏi vòng nguy hiểm như được “hồi sinh”.

Chắc hẳn, câu chuyện về vị trưởng thôn dũng cảm, giàu tính trách nhiệm sẽ còn được người dân thôn Kho Vàng kể tiếp cho nhiều thế hệ sau như một tấm gương sáng cho con cháu học tập và noi theo.

Câu chuyện của người Đảng viên trẻ, một thanh niên của núi rừng sẽ là câu chuyện truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ ở các bản làng có ý chí vươn lên để học tập, phấn đấu vượt lên nghịch cảnh, giúp đỡ bản làng hồi sinh sau những tàn phá của của thiên tai, bão lũ.