×

8 loại biển báo giao thông đặc biệt quan trọng mà tài xế nào cũng cần lưu ý để tránh bị phạt mất tiền oan

Việc hiểu rõ mục đích cũng như đặc điểm nhận dạng của từng loại biển báo giao thông không chỉ giúp người dân chấp hành đúng luật mà còn đảm bảo tính mạng của mỗi con người. Dưới đây là 8 loại biển báo giao thông quan trọng mà mọi tài xế cần nắm rõ.

 

Biển báo giao thông là gì? Các loại biển báo giao thông đường bộ

Biển báo giao thông là các biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người tham gia giao thông. Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12, hệ thống báo hiệu đường bộ bao gồm:

Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Tín hiệu đèn giao thông
Biển báo hiệu
Vạch kẻ đường
Cọc tiêu hoặc tường bảo vệ
Rào chắn

bien bao giao thong-01Tìm hiểu ý nghĩa của các loại biển báo giao thông tại Việt Nam
Tính đến thời điểm hiện tại, trên pháp luật Việt Nam có chính thức 8 loại biển báo cấm như sau:

Số thứ tự
Loại biển báo

1
Biển báo cấm

2
Biển báo nguy hiểm

3
Biển báo hiệu lệnh

4
Biển báo chỉ dẫn

5
Biển báo phụ

6
Vạch kẻ đường

7
Biển báo trên đường cao tốc

8
Biển báo theo hiệp định GMS

Các hình dáng phổ biến của biển báo giao thông

Biển báo giao thông hình tròn

Biển báo giao thông hình tròn là loại biển báo thuộc nhóm biển báo cấm và biển báo hiệu lệnh. Người điều khiển phương tiện có thể nhận biết được các loại biển báo này với đặc điểm cụ thể như:

Biển báo cấm: là biển báo hình tròn viền đỏ nền trắng hoặc xanh lá. Biển báo biểu thị những điều mà người tham gia giao thông không được vi phạm.
Biển báo hiệu lệnh: là biển báo có hình vẽ màu trắng, nền xanh dương. Biển báo biểu thị các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành.

bien-bao-giao-thong-001Biển báo giao thông hình tròn là gì?

Biển báo giao thông hình tam giác

Biển báo giao thông hình tam giác thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo. Loại biển báo này được lắp đặt trên đường để báo người tham gia giao thông biết trước sự nguy hiểm hoặc các điều cần phòng tránh trên tuyến đường.

Khi gặp các biển báo giao thông hình tam giác, các bác tài cần giảm tốc độ, chú ý quan sát và sẵn sàng xử lý các tình huống giao thông bất lợi.
bien-bao-giao-thong-002Ý nghĩa của biển báo giao thông hình tam giác

Biển báo giao thông hình vuông

Biển báo giao thông hình vuông thuộc nhóm biển báo chỉ dẫn hoặc nhóm biển phụ. Thông qua màu sắc của biển báo mà người tham gia giao thông biết được ý nghĩa của các biển. Cụ thể:

Biển báo giao thông hình vuông nền xanh thuộc nhóm biển chỉ dẫn mang ý nghĩa chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết để tài xế di chuyển thuận lợi và an toàn.
Biển báo giao thông hình vuông nền trắng thuộc nhóm biển báo phụ, dùng để thuyết minh, bổ sung ý cho biển báo chính.

bien-bao-giao-thong-003Khi gặp biển báo giao thông hình vuông phải làm thế nào?

Biển báo giao thông hình chữ nhật

Biển báo hình chữ nhật xuất hiện ở tất cả các nhóm biển báo cơ bản. Trong đó chủ yếu là nhóm biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.

Biển báo hình chữ nhật nền xanh, hình vẽ trắng dùng để báo cho người điều khiển biết các điều bắt buộc khi phải chấp hành nếu tham gia giao thông.
Biển báo hình chữ nhật nền xanh (bao gồm cả xanh dương, xanh lam và xanh lá cây), hình vẽ và chữ viết màu trắng

bien-bao-giao-thong-004Ý nghĩa của biển báo hình chữ nhật

Biển báo giao thông hình thoi

Theo Quy chuẩnQCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hình thoi gồm 02 loại biển là biển báo I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên” và biển báo I.402 “Kết thúc đường ưu tiên”.

– Biển báo I.401 “Bắt đầu đường ưu tiên” báo cho các phương tiện đang lưu thông trên đoạn đường nàyđược quyền ưu tiên đi trước qua nơi giao nhau.

– Biển báo I.402 “Kết thúc đường ưu tiên”, báo cho tài xế biết phía trước đã kết thúc đoạn đường ưu tiên.
bien-bao-giao-thong-006Ý nghĩa của biển báo giao thông hình thoi

8 loại biển báo giao thông mà mọi tài xế cần biết

1. Biển báo cấm

Biển báo cấm là biển báo được ưu tiên áp dụng hàng đầu khi có nhiều biển báo được đặt cạnh bởi mức độ nguy hiểm của biển báo này là cao nhất.
bien-bao-giao-thong-008Các loại biển báo cấm

Mục đích

Biển báo cấm được đưa ra bắt buộc người tham gia giao thông phải chấp hành. Đây được coi là những trường hợp nguy hiểm rình rập gây mất an toàn giao thông.

Đặc điểm nhận dạng biển báo cấm

Biển báo cấm có hình dạng là hình tròn được viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen và một đường gạch chéo trong biển báo.

Ngoài ra, sẽ có những trường hợp đặc biệt, không thuộc đặc điểm nhận dạng trên nhưng vẫn được xếp vào biển báo cấm. Bao gồm các biển sau đây:

Biển báo cấm đi ngược chiều và đường cấm
Cấm dừng/ đỗ xe, cấm đỗ xe ngày lẻ/ chẵn
Hết cấm vượt, hết hạn chế tốc độ tối đa, hết tất cả các lệnh cấm

bien-bao-giao-thong-007Đặc điểm nhận diện biển báo cấm

40 loại biển báo cấm trong hệ thống các loại biển báo giao thông

Biển báo cấm có đường kính 70 cm, viền 10 cm và vạch sơn đỏ cỡ 5 cm. Biển báo cấm có hiệu lực trên toàn bộ làn đường hoặc một số làn đường hay một chiều xe chạy.

STT
Tên biển báo
STT
Tên biển báo

1
Đường cấm
21
Cấm xe người kéo, đẩy

2
Cấm đi ngược chiều
22
Cấm xe súc vật kéo

3
Cấm ô tô
23
Hạn chế trọng lượng xe

4
Cấm ô tô rẽ phải
24
Hạn chế trọng lượng trên trục xe

5
Cấm ô tô rẽ trái
25
Hạn chế chiều cao

6
Cấm mô tô
26
Hạn chế chiều ngang

7
Cấm ô tô và mô tô
27
Hạn chế chiều dài

8
Cấm xe tải
28
Hạn chế chiều dài ô tô, máy kéo mooc, sơ mi rơ mooc

9
Cấm xe tải từ 2.5 tấn
29
Cự ly tối thiểu giữa 2 xe

10
Cấm xe chở hàng nguy hiểm
30
Dừng lại

11


Cấm ô tô khách và ô tô tải
31
Cấm rẽ trái

12
Cấm ô tô, máy kéo mooc và sơ mi rơ mooc
32
Cấm rẽ phải

13
Cấm máy kéo
33
Cấm quay đầu xe

14
Cấm đi xe đạp
34
Cấm ô tô quay đầu xe

15
Cấm xe đạp thồ
35
Cấm rẽ trái và quay đầu xe

16
Cấm xe gắn máy
36
Cấm rẽ phải và quay đầu xe

17
Cấm xe lam
37
Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe

18
Cấm xe lôi, xe máy
38
Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe

19
Cấm xe 3 bánh loại không có động cơ
39
Cấm vượt

20
Cấm người đi bộ
40
Cấm ô tô tải vượt

Các biển báo cấm hay gặp

Một số biển báo cấm hay gặp như : cấm đường, cấm đi ngược chiều, cấm ô tô, cấm xe máy, cấm xe tải, cấm xe đạp, cấm người đi bộ, cấm xe súc vật, cấm xe kéo đẩy.

Cấm đi ngược chiều
2

Cấm đường
1

Cấm ô tô
3

Cấm xe máy
4

Cấm xe tải
5

Cấm xe đạp
6

Cấm người đi bộ
7

Cấm xe súc vật
8

Cấm xe kéo/ đẩy
9

Một số biển báo cấm thường gặp

2. Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm là biển báo nhằm cảnh báo những nguy hiểm có thể xảy ra.
bien bao giao thong-02Các loại biển báo giao thông mà tài xế cần biết

Mục đích

Mục đích của biển báo nguy hiểm là cảnh báo những tình huống có thể xảy ra dành cho người đi đường. Đại đa số trường hợp là cảnh báo cho các phương tiện cơ giới biết được sự nguy hiểm ở tuyến đường phía trước.

Vì vậy, khi tham gia giao thông gặp biển báo nguy hiểm thì cần phải giảm tốc độ và lái xe cẩn thận để tránh tai nạn.

Đặc điểm nhận dạng

Biển báo nguy hiểm có hình dạng là hình tam giác, có viền ngoài màu đỏ, nền bên trong màu vàng, hình vẽ bên trong màu đen.

Một số trường hợp đặc biệt của biển báo nguy hiểm gồm: giao nhau có tín hiệu đèn, chỗ đường sắt cắt đường bộ, đường sắt cắt đường bộ không vuông góc.

Các biển báo nguy hiểm hay gặp

Đường hẹp
12

Giao nhau với đường không ưu tiên
14

Giao nhau với đường ưu tiên
13

Gia súc
15

Đường hầm
16

Đi chậm
17

Người đi bộ cắt ngang
18

Trẻ em
19

Công trường
20

Một số biển báo nguy hiểm thường gặp

Tổng hợp các loại biển báo nguy hiểm giao thông đường bộ

Dưới đây là tất cả biển báo nguy hiểm đang được sử dụng trong giao thông đường bộ tại Việt Nam:
bien-bao-giao-thong-009Tổng hợp các loại biển báo nguy hiểm

3. Biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh nhằm thông báo cho người tham gia giao thông phải thi hành đúng yêu cầu quy định trên mỗi đoạn đường.
bien-bao-giao-thong-hieu-lenhÝ nghĩa của biển báo giao thông hiệu lệnh

Mục đích

Mục đích của biển báo hiệu lệnh nhằm phân bổ làn đường cho các phương tiện giao thông, hạn chế tối đa tình trạng ùn tắc vào giờ cao điểm.

Đặc điểm nhận dạng

Biển báo hiệu lệnh có dạng hình tròn, nền xanh, không có đường viền như hai biển báo trước đó. Bên trong hình vẽ được thể hiện màu trắng.

Biển hiệu lệnh chỉ gồm 10 kiểu và được ký hiệu từ 301 – 310. Ý nghĩa của biển này chính là báo hiệu cho mọi người lưu thông trên đường phải tuân thủ.

Các biển báo hiệu lệnh

Số lượng biển báo hiệu lệnh ít hơn so với hai biển báo trên. Dưới đây là những biển báo hiệu lệnh đang được sử dụng ở Việt Nam.
he-thong-bien-bao-hieu-lenh

4. Biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn là nhóm biển báo định hướng cho các phương tiện di chuyển theo đúng làn đường quy định.
bien-bao-giao-thong-010Biển báo chỉ dẫn là gì?

Mục đích

Mục đích của biển báo chỉ dẫn có tác dụng trong việc điều khiển và hướng dẫn giao thông được thuận lợi và an toàn.

Biển chỉ dẫn sẽ hỗ trợ người điều khiển xe lưu thông trên đường được thuận lợi và an toàn hơn. Loại biển này không có tính chất bắt buộc giống như biển báo cấm.

Đặc điểm nhận dạng

Biển báo chỉ dẫn khá giống với biển báo hiệu lệnh. Cả 2 loại biển báo này đều có nền xanh và hình vẽ trắng. Điểm khác nhau duy nhất là biển báo chỉ dẫn có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông.

Các biển báo chỉ dẫn

Dưới đây là hệ thống biển báo chỉ dẫn đang được sử dụng chủ yếu tại Việt Nam.
he-thong-bien-bao-chi-danCác loại biển báo chỉ dẫn

5. Biển báo phụ

Biển báo phụ là loại biển báo được đặt ngay dưới biển báo chính. Biển báo phụ không bao giờ đứng riêng lẻ một mình.
bien-bao-phu-01Biển báo phụ có ý nghĩa như thế nào?

Mục đích

Biển báo phụ có tác dụng bổ sung cho biển báo chính để người dùng nắm bắt một cách rõ ràng hơn. Thông thường, biển báo phụ sẽ kết hợp với biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển báo hiệu lệnh và biển báo chỉ dẫn.

Đặc điểm nhận dạng

Biển báo phụ không có hình dạng cố định, có thể là hình chữ nhật, hình vuông hoặc là biểu tượng không có khung viền. Đặc điểm nhận dạng với biển báo phụ là nền trắng, hình vẽ bên trong hầu hết sử dụng màu đen. Một vài trường hợp sử dụng hình vẽ màu đỏ

Các biển báo phụ được sử dụng

Tất cả có 10 kiểu biển báo phụ và được đánh số từ 501 đến 510 trong hệ thống biển báo tại Việt Nam.
bien-bao-phuCác loại biển báo phụ

6. Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường không chỉ có tác dụng phân chia làn đường mà còn có vai trò như một biển báo giao thông.
thi-cong-son-vach-ke-duongÝ nghĩa vạch kẻ đường

Mục đích

Mục đích của vạch kẻ đường nhằm hướng dẫn phương tiện giao thông đi theo đúng yêu cầu. Ngoài ra cũng có những vạch kẻ đường biểu thị cho cấm dừng đỗ xe.

Đặc điểm nhận dạng

Vạch kẻ đường có 2 loại. Đó là vạch nằm đứng và vạch nằm ngang. Vạch kẻ đường có 2 màu sơn, gồm màu trắng và màu vàng. Những vạch kẻ vàng là những khu vực cấm dừng, đỗ xe và nơi dừng xe của các phương tiện giao thông công cộng.

Các loại vạch kẻ đường đang được sử dụng

Dưới đây là tổng hợp những loại vạch kẻ đường và mô tả đang được sử dụng:
vach-ke-duongCác loại vạch kẻ đường

7. Biển báo trên đường cao tốc

Biển báo trên đường cao tốc dành riêng cho những phương tiện di chuyển với tốc độ cao và có hình dạng khác với những biển báo trước đó.
cao tocÝ nghĩa của biển báo giao thông trên đường cao tốc

Mục đích

Biển báo trên đường cao tốc nhằm phân chia làn đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt với đường khác.

Đặc điểm nhận dạng

Biển báo này chỉ xuất hiện khi chuẩn bị nhập làn hoặc đang di chuyển trên đường cao tốc. Biển báo có dạng hình chữ nhật, nền xanh lá, hình vẽ và chữ có màu trắng.

Các loại biển báo trên đường cao tốc

Các loại biển báo cao tốc đang được sử dụng ở Việt Nam
bien-bao-giao-thong-tren-cao toc-01Các loại biển báo trên đường cao tốc

8. Biển báo theo hiệp định GMS

Hiệp định GMS là hệ thống vận tải xuyên quốc gia của các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng.
bien-bao-giao-thong-012Biển báo GMS là gì?

Mục đích

Mục đích của những biển báo theo hiệp định GMS thường được sử dụng trên những tuyến đường đối ngoại.

Đặc điểm nhận dạng

Nhóm biển báo này tương tự như những biển báo ở giao thông Việt Nam. Tuy nhiên, trên biển báo ngoài việc hiển thị hình ảnh chi tiết thì bổ sung tiếng Anh nhằm vị khách nước ngoài có thể nắm rõ.

Tổng hợp các loại biển báo theo hiệp định GMS

Tuy được tổng hợp từ những nhóm biển báo khác nhau. Nhưng nhằm đảm bảo cho việc tối ưu sử dụng đối với những vị khách nước ngoài, nhóm biển báo theo hiệp định GMS có những biển báo sau:
bien-bao-giao-thong-011Các loại biển báo theo hiệp định GMS
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin vềbiển báo giao thôngmà bạn đọc cần biêt khi tham gia giao thông đường bộ. Những hiểu biết của người điều khiển phương tiện góp phần làm đô thị văn minh và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News