×

Chính thức: Thống nhất cách đặt tên tỉnh sau sáp nhập, không để tỉnh nào phải thiệt

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án sau khi sắp xếp sẽ giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm khoảng 60 – 70% đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay.

Đặt tên địa phương sau sáp nhập ra sao? - Ảnh 1.

Năm 2008, Hà Tây và một số địa phương của tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình được sáp nhập vào Hà Nội. Trong ảnh là một góc Hà Nội hiện nay – Ảnh: HỒNG QUANG

Trên cơ sở phân tích các nguyên tắc, tiêu chí, nhất là về dự kiến sắp xếp, tên gọi và trung tâm hành chính – chính trị của đơn vị hành chính cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc sắp xếp đơn vị hành chính ngoài tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, xem xét các tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, hạ tầng…

Đặc biệt, việc đặt tên địa phương – đơn vị hành chính cấp tỉnh phải có tính kế thừa; việc chọn trung tâm hành chính – chính trị phải cân nhắc các yếu tố lịch sử, địa lý, kết nối hạ tầng, không gian phát triển, quốc phòng, an ninh và hội nhập.

Tìm phương án tối ưu để đặt tên địa phương sau sáp nhập

Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Viết Chức, nguyên phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục (nay là Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội), cho rằng do mỗi địa phương, mỗi nơi, mỗi chỗ sáp nhập có hoàn cảnh lịch sử, văn hóa khác nhau. Nên sẽ rất khó có thể đưa ra một nguyên tắc chung cho tất cả. Chỉ có thể đưa ra những tiêu chí để xem xét khi đặt tên địa phương.

Ông cũng nhấn mạnh sẽ không thể nào có một cái tên của đơn vị hành chính mới sau khi sáp nhập có thể đáp ứng được cho tất cả quan điểm, yêu cầu mọi người. Do vậy phải tìm ra một phương án tối ưu nhất.

Đặt tên địa phương sau sáp nhập ra sao? - Ảnh 2.

Đặt tên các tỉnh thành sau sáp nhập phải phù hợp lịch sử, văn hóaĐỌC NGAY

Ông cho hay với việc đặt tên mới cho các xã khi sáp nhập thời gian qua thường được thực hiện theo cách rất cũ là lấy một chữ ở tên xã này ghép với một chữ ở tên xã kia sao cho phù hợp.

“Nhưng lần này cấp xã sẽ như một huyện nhỏ, không phải hai xã mà có thể là ba, bốn, thậm chí năm xã sáp nhập vào thành một xã lớn. Như vậy, không thể nào lại áp dụng theo cách lấy một chữ của các xã này ghép với nhau thành tên xã mới vì sẽ rất dài dòng, không phù hợp và rõ ràng sẽ không thực hiện được”, ông Chức nêu.

Từ thực tế đó, ông Chức đề xuất nên nghiên cứu theo hướng trong số các xã sáp nhập đó, chọn một tên đi sâu vào lòng dân, có giá trị lớn hơn… Việc này sẽ giúp giữ ổn định cho một bộ phận người dân nhất định, nhất là liên quan thủ tục hành chính.

Cũng từ góc nhìn văn hóa, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội, cho rằng việc đặt tên đơn vị hành mới ở Việt Nam khi sáp nhập trong thời gian tới cần tuân theo những nguyên tắc vừa đảm bảo tính kế thừa lịch sử, vừa phản ánh được tinh thần phát triển trong giai đoạn mới.

Ông Sơn nêu quan điểm nguyên tắc quan trọng nhất là tôn trọng yếu tố lịch sử và bản sắc văn hóa. Nhiều địa danh ở Việt Nam gắn liền với truyền thống lâu đời, phản ánh đặc điểm địa lý, tập quán sinh hoạt hoặc những giá trị tinh thần đã hình thành qua nhiều thế hệ.

Khi chọn tên mới, cần cân nhắc xem nó có tiếp nối được di sản ấy hay không. Việc đặt tên dựa trên các danh xưng cổ, các địa danh từng tồn tại trước đây có thể là một hướng đi hợp lý, miễn là nó vẫn còn phù hợp với thực tiễn phát triển hiện tại.

Đặt tên địa phương sau sáp nhập ra sao? - Ảnh 2.

TP Hạ Long (Quảng Ninh) nhiều năm gần đây phát triển nhanh, bền vững – Ảnh: NAM TRẦN

Đảm bảo sự tương thích giữa các địa phương

Trao đổi với Tuổi Trẻ, GS Nguyễn Quân, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, cho rằng vấn đề tên gọi mới của tỉnh sau khi tiến hành sáp nhập cần được nghiên cứu và đánh giá kỹ càng, lựa chọn trên các nguyên tắc theo định hướng, quy định.

Đồng thời thay đổi tên có thể dẫn đến thay đổi con dấu, biển hiệu, các thủ tục hành chính. Do đó, nên nghiên cứu lựa chọn tên trên nguyên tắc giữ được lịch sử truyền thống và đỡ tốn kém cho xã hội.

Nghiên cứu sáp nhập tỉnh: Giữ tên cũ hay đặt tên hoàn toàn mới?

80 phường ở TP.HCM sáp nhập thành 41, đặt tên phường mới theo tiêu chí nào?

“Bây giờ nếu hai hay ba tỉnh sáp nhập với nhau mà dùng tên mới có thể mất tên của cả hai – ba tỉnh đó và gây lãng phí về mặt thủ tục hành chính. Vì vậy, có thể nghiên cứu nếu hai hay ba tỉnh thành sáp nhập với nhau có thể chọn lấy tên một tỉnh thành trong đó làm tên tỉnh mới. Việc này giúp cho ít nhất một tỉnh sẽ không phải làm lại con dấu, biển hiệu…”, ông Quân đề xuất.

GS.TS Vũ Văn Hiền, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên phó chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, cho rằng tên gọi mới của các tỉnh thành khi sáp nhập là vấn đề nhận được nhiều quan tâm.

Từ thực tế nghiên cứu đánh giá, GS Hiền cho rằng việc đặt tên cần chú ý đến các tiêu chí cụ thể. Trong đó ngoài yếu tố lịch sử, truyền thống, kế thừa, hướng tới sự phát triển… cần đảm bảo có sự tương thích giữa các địa phương khi sáp nhập với nhau.

Đặt tên địa phương sau sáp nhập ra sao? - Ảnh 3.

Ninh Thuận là một trong 10 tỉnh có dân số ít nhất Việt Nam (theo số liệu tính đến giữa kỳ năm 2024). Trong ảnh: thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News