×

Nếu thu t:.iền này của học sinh, Giáo Viên có thể bị ph:.ạt tòo, n:.ặng nhất là chungthan

(VTC News) – 

Vấn đề lạm thu trong trường học vẫn tồn tại suốt thời gian qua, khiến nhiều phụ huynh không khỏi bức xúc.

Tình trạng lạm thu trong trường học luôn trở thành là chủ đề “nóng” trong mỗi năm học mới. Trước tình hình này, Bộ GD&ĐT ban hành nhiều quy định về những khoản tiền nhà trường được phép và không được phép thu.

Trong trường hợp, nhà trường cố tình làm sai quy định thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Dưới đây là 3 hình thức xử lý đối với hành vi lạm thu trong trường học.

Xử lý kỷ luật

Theo quy định Điều 15, Nghị định 112/2020 của Chính phủ, người có hành vi lạm thu học phí có thể phải chịu những hình thức kỷ luật sau đây:

Áp dụng với viên chức không giữ chức vụ quản lý: khiển trách, cảnh cáo, buộc thôi việc.
Áp dụng với viên chức quản lý: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.

Cơ quan chức năng tăng cường chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong nhà trường. (Ảnh minh họa)

Cơ quan chức năng tăng cường chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong nhà trường. (Ảnh minh họa)

Xử phạt hành chính

Theo Điểm a, Khoản 2, Điều 32, Nghị định 04/2021 của Chính phủ quy định, cơ sở giáo dục có thể bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng khi thu các khoản không đúng quy định của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, trường hợp nhà trường thu các khoản phí không được phép thu hoặc khoản phí được phép thu nhưng không trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh, học sinh sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính.

Xử lý hình sự

Nếu phụ huynh có chứng cứ chứng minh những khoản thu tự nguyện có dấu hiệu thu quá, thu để sử dụng sai mục đích và ép buộc phụ huynh, học sinh phải nộp và xuất phát từ sự chỉ đạo của nhà trường thì lãnh đạo cơ sở giáo dục đó có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Với trường hợp nhà trường thu các khoản phí với mục đích chiếm đoạt tài sản của phụ huynh, học sinh có tổng số tiền từ 2 triệu đồng trở lên hoặc thuộc trường hợp quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người thực hiện hành vi có thể bị khởi tố về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Cụ thể, Điều 355 quy định mức hình phạt như sau:

Khung 1: phạt tù từ 1 năm đến 6 năm.
Khung 2: phạt tù từ 6 năm đến 13 năm.


Khung 3: phạt tù từ 13 năm đến 20 năm.
Khung 4: phạt tù 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 – 5 năm và có thể bị phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khi phát hiện tình trạng thu chi không đúng quy định trong nhà trường, phụ huynh có thể đề nghị nhà trường giải thích, xem xét lại quyết định thu học phí. Nếu việc đề nghị không giải quyết được vấn đề thì phụ huynh có thể thực hiện việc khiếu nại đến Lãnh đạo nhà trường.

Trường hợp việc giải quyết khiếu nại của Lãnh đạo nhà trường không thỏa đáng thì phụ huynh có thể tiếp tục khiếu nại lần hai đến Cơ quan quản lý cấp trên tức Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Anh Anh

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News