Luật Căn cước đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo Điều 16 và Điều 23 của luật này, khi thực hiện thủ tục cấp thẻ, cán bộ công an sẽ tiến hành thu nhận thông tin sinh trắc học mống mắt đối với công dân từ đủ 06 tuổi trở lên. Bên cạnh đó, thông tin sinh trắc học về DNA và giọng nói được thu thập khi thực hiện thủ tục cấp căn cước trong trường hợp người dân tự nguyện cung cấp.

Cũng theo Luật Căn cước, thẻ căn cước mới sẽ bỏ thông tin về quê quán, nơi thường trú, vân tay, đặc điểm nhận dạng. Thay vào đó, thẻ này sẽ có thông tin nơi đăng ký khai sinh và nơi cư trú.

Mẫu thẻ căn cước mới không in vân tay trên mặt sau của thẻ như CMND hay CCCD trước đây.

Mẫu thẻ căn cước mới không in vân tay trên mặt sau của thẻ như CMND hay CCCD trước đây.

Về lý do vỏ vân tay trên thẻ căn cước công dân, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) Công an TP.HCM có trả lời như sau: Việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ (thay vào đó, vân tay được lưu trong Cơ sở dữ liệu căn cước) để đảm bảo tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ của công dân.

Bên cạnh đó, việc cập nhật mống mắt của công dân vào Cơ sở dữ liệu căn cước sẽ được thực hiện trên tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế ở mức bảo mật mã hóa cao nhất về an toàn thông tin.

Mống mắt là cấu trúc mỏng, tròn, nằm trong mắt, có công dụng điều chỉnh kính và kích cỡ của đồng tử. Mống mắt của mỗi người là duy nhất, không thay đổi theo thời gian và độ tuổi. Do đó, sử dụng mống mắt có độ an toàn cao, nhanh và chính xác.

Người dân có thể hoàn toàn yên tâm về vật để bảo mật, không lo bị lộ, lọt dữ liệu.

Hiện đã có nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng mống mắt làm dữ liệu tích hợp trong thẻ căn cước của công dân. Để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân phức tạp và duy nhất của mống mắt. Để làm được điều này, người ta phải dùng công nghệ nhận diện mống mắt (còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) sử dụng thuật toán, hình ảnh. Đây là công nghệ đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.