×

Mức ph:.ạt không xi-nhan mới nhất năm 2025: Có thể lên đến 22 triệu đồng

Một số người điều khiển phương tiện giao thông vẫn còn mắc lỗi không xi nhan dẫn tới bị phạt hành chính hoặc xảy ra va chạm không đáng có.

Khi nào cần bật đèn xi-nhan?

Khi điều khiển phương tiện thực tế trên đường, người lái xe sẽ phải sử dụng đèn xi-nhan trong một số trường được cụ thể được quy định tại Điều 14, 15, 16, 18 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008, những trường hợp sau đây phải bật đèn xi-nhan gồm:

– Chuyển làn đường

– Chuyển hướng xe (rẽ phải, rẽ trái, quay đầu)

– Xin vượt

– Xe chuyển bánh từ vị trí đỗ xe hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng xe.

Bên cạnh đó, để việc lưu thông được thuận lợi hơn, Cục Cảnh sát giao thông khuyến nghị nên bật đèn xi-nhan đối với những tình huống như:

– Đi qua vòng xuyến: Bật xi-nhan theo nguyên tắc “vào trái, ra phải”.

– Khi vào vòng xuyến thì xi-nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến thì xi-nhan phải.

– Đi theo đường cong: Người điều khiển phương tiện giao thông đi vào đường cong (không phải ngã rẽ, chuyển hướng, chuyển làn) nên bật đèn tín hiệu báo rẽ.

– Lùi vào ngõ: Nên bật tín hiệu vì tầm quan sát của người lái xe hạn chế, khó điều chỉnh hướng xe và để tạo thuận lợi cho những phương tiện khác di chuyển.

– Đi qua ngã 3 chữ Y: Nếu có biển báo ngã rẽ thì bật đèn tín hiệu như bình thường. Nếu không có biển báo mà đi thẳng theo nhánh bên phải (từ chân chữ Y lên) thì không cần xi-nhan.
Các loại phương tiện giao thông hiện nay như ô tô, xe máy bắt buộc trang bị đèn xi-nhan (đèn báo rẽ, đèn chuyển hướng), đây cũng là quy chuẩn an toàn mà người điều khiển phải sử dụng khi chuẩn bị chuyển hướng, chuyển làn cho xe cùng lưu thông. (Ảnh minh họa)Các loại phương tiện giao thông hiện nay như ô tô, xe máy bắt buộc trang bị đèn xi-nhan (đèn báo rẽ, đèn chuyển hướng), đây cũng là quy chuẩn an toàn mà người điều khiển phải sử dụng khi chuẩn bị chuyển hướng, chuyển làn cho xe cùng lưu thông. (Ảnh minh họa)

Mức phạt lỗi không xi-nhan khi tham gia giao thông từ năm 2025

Đối với ô tô

Theo điểm c, khoản 3, điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng khi thực hiện hành vi vi phạm chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

Theo điểm a, khoản 10 và điểm d khoản 16 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền 20.000.000 đồng đến 22.000.000 đồng và trừ 10 điểm GPLX khi chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Đối với mô tô, xe gắn máy

Theo điểm a, khoản 3, điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, mức phạt 600.000 đồng đến 800.000 đồng khi thực hiện hành vi vi phạm chuyển hướng không quan sát hoặc không bảo đảm khoảng cách an toàn với xe phía sau hoặc không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ hoặc có tín hiệu báo hướng rẽ nhưng không sử dụng liên tục trong quá trình chuyển hướng (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức).

Theo điểm a, khoản 10 và điểm d, khoản 13, điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, phạt tiền 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng và trừ 10 điểm GPLX khi chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông.

Lỗi không xi-nhan có cần hình ảnh không?

Theo Thông tư 01/2016/TT- BCA của Bộ Công an quy định; nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra; kiểm soát giao thông đường bộ của CSGT đã quy định rõ; chỉ một số lỗi vi phạm giao thông bắt buộc phải ghi lại hình ảnh; người điều khiển phương tiện vi phạm giao thông; mới có thể lập biên bản, ra quyết định xử phạt được.

Đối với lỗi người điều khiển không bật xi-nhan khi chuyển làn, cán bộ, chiến sỹ CSGT là người làm nhiệm vụ bằng mắt thường phát hiện vi phạm và tiến hành dừng xe thông báo vi phạm, tiến hành lập biên bản xử lý và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản đó.

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News