Hiện tại đặc sản này đang vào chính vụ, được rao bán ra thị trường giá 60.000 – 90.000 đồng/kg.
Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến là sản vật nổi tiếng của Hưng Yên dùng để tiến Vua. Đặc biệt nó còn trở thành “thương hiệu” độc quyền mang nét đặc trưng, là niềm tự hào của đất và người nơi đây.
Được biết, chùa Hiến (thành phố Hưng Yên) có cây nhãn cổ thụ, gọi là cây nhãn tổ. Cây nhãn này đã được dựng bia ghi danh bởi gắn liền với truyền thuyết tiến Vua.
Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến là đặc sản nổi tiếng của Hưng Yên dùng để tiến VuaBiết đây là sản vật quý, ngài liền đem đến tiến Vua, về sau tin đồn nhãn lồng Hưng Yên bay xa khắp kinh thành. Những năm sau đó, cứ vào đầu thu, người dân nơi đây lại đem nhãn tiến Vua. Từ đó nhãn lồng còn có tên gọi khác là nhãn tiến Vua.
“Nhãn được trồng ở nhiều nơi trên dải đất hình chữ S nhưng lại “bén duyên” với mảnh đất Hưng Yên. Sở dĩ mình nói vậy vì nhãn lồng quê mình sai trĩu quả, khi hoa nhãn nở hương thơm lan tỏa thu hút cả ong bướm.
Hơn cả nhãn lồng đã đi vào câu ca, thành ngữ của người dân quê mình từ bao đời nay: Dù ai buôn Bắc bán Đông/ Đố ai quên được nhãn lồng Hưng Yên“, chị Phạm Châu (31 tuổi, quê Hưng Yên) tự hào.
Đặc sản này mang hương vị đặc biệt so với các loại nhãn khácĐặc sản Hưng Yên ra hoa đúng vào mùa xuân. Sau đó mùa của nó kéo dài khoảng 3 tháng với 3 đợt thu hoạch chính. Đợt 1 là nhãn sớm thu hoạch từ ngày 20 – 30/7; đợt 2 là nhãn chính vụ từ ngày 7 – 15/9; đợt 3 là nhãn chín muộn thu hoạch đến hết tháng 10 dương lịch.
“Không phải vụ nào, năm nào quê mình cũng bội thu nhãn. Nhưng mùa nhãn chín vẫn luôn mang đến cho bà con nguồn lợi không nhỏ về kinh tế và những giá trị tiềm năng về phát triển du lịch thăm quan, trải nghiệm tại các vườn nhãn”, chị Châu nói.
Cũng theo người phụ nữ Hưng Yên, đặc sản này mang đặc điểm khác hẳn so với các loại nhãn khác. Theo đó, quả thường có kích thước khá đều nhau, trọng lượng mỗi quả khá nặng, khoảng 45-50 quả/kg; vỏ có màu vàng sậm, da trơn bóng, tươi lâu vì được hái và vận chuyển, tiêu thụ ngay; cùi nhãn dày và khô, đặc biệt, cùi nhãn lồng có hai dẻ xếp rất khít nhau – đây là đặc điểm mà chỉ riêng nhãn lồng Hưng Yên mới có.
“Điểm ấn tượng nhất của nhãn lồng Hưng Yên đó là mùi vị. Theo đó cùi của chúng giòn, ráo, vị thơm. Đó không phải là mùi thơm nức mũi mà nhẹ nhàng, ăn sần sật, thơm giòn đặc trưng”, chị Châu nói.
Hiện tại nhãn lồng Hưng Yên đang vào chính vụ, được rao bán ra thị trường giá 60.000 – 90.000 đồng/kg. Chị em nội trợ có thể tìm mua tại các nhà vườn ở Ân Thi, Khoái Châu, Tp.Hưng Yên.
“Vào mùa nhãn, nhiều người Hưng Yên đi xa lập nghiệp lại về thăm cây nhãn tiến Vua xưa với lòng thành kính của người hành hương về đất tổ. Mấy trăm năm trôi qua, gốc nhãn to mấy người ôm bị mục, chỉ còn chỉ một nhánh con vẫn kiên cường sống, sai quả“, chị Châu nói.
3 cách lựa chọn nhãn ngon, an toàn
* Khi mua nhãn, nên chọn những loại nhãn có cuống còn xanh. Không mua những loại nhãn có vỏ trắng sạch, không mua nhãn đã rụng cành, thối nhũn…
* Nhãn sử dụng chất bảo quản có mùi hắc, vỏ sáng hơn nhãn tự nhiên. Chất lưu huỳnh làm vỏ quả nhãn có màu sáng hơn, nếu dùng ở nồng độ cao sẽ có mùi hắc khó chịu.
* Nhãn mua về nên hòa nước muối sạch để rửa (tốt nhất là ngâm nhãn trong nước muối loãng khoảng 10 phút).