‘Ai bán điện thoại cũ hỏng đi’ là tiếng rao trên đường hoặc ở mạng xã hội bạn có thể từng nghe hoặc đọc thấy. Nhưng có bao giờ bạn tò mò những người thu mua điện thoại cũ hỏng để làm gì?

Thu mua điện thoại cũ hỏng để làm gì?

Những năm gần đây thấy rất nhiều người chia sẻ thông tin hoặc đi khắp hang cùng ngõ hẻm rao: “Ai bán điện thoại cũ hỏng đi”. Ngay cả những chiếc điện thoại bị vỡ nát, không lên nguồn, vỡ màn hình, không có tín hiệu gì… cũng được mua lại với giá “cao hơn sắt vụn”.

Những dòng điện thoại được thu mua như iphone, samsung, lg, xiaomi, oppo, asus…

Có bao giờ bạn tò mò những chiếc điện thoại cũ này được họ thu mua để làm gì chưa?

điện thoại cũ, mua điện thoại cũ, mua điện thoại cũ để làm gì

Thu mua điện thoại cũ hỏng đang là nghề kiếm tiền khá dễ mà ít người biết.

Có thể bạn không biết, việc thu mua lại xác điện thoại để tận dụng lấy những linh kiện còn hoạt động tốt để thay thế cho những chiếc điện thoại bị hư hỏng nặng. Dù linh kiện từ Trung Quốc khá rẻ nhưng khó có thể bền bằng các linh kiện “nguyên zin tháo máy” các linh kiện được tháo máy sẽ có tuổi thọ cao vì được kiểm tra nghiêm ngặt trước khi được lắp đặt từ các thương hiệu bán điện thoại.

Ví dụ đơn giản nhất là màn hình linh kiện màu sắc sẽ nhạt hơn so với màn zin của hãng được hiển thị rõ nét, không bị mờ và đặc biệt là tỉ lệ xảy ra sọc màn hình khi đang sử dụng là rất khó, còn màn hình linh kiện thì ngược lại, rất dễ hư hỏng.

Chính vì vậy, nhiều người đi thu mua điện thoại cũ, hỏng về bán cho các cửa hàng sửa chữa, kinh doanh điện thoại để kiếm tiền chênh lệch.

Giá điện thoại cũ là bao nhiêu?

Mức giá thu mua sẽ tùy vào dòng điện thoại, 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng, 500 nghìn đồng, 1 triệu đồng, 2 triệu đồng, 10 triệu đồng…

Một người trong nghề chia sẻ: “Giờ tôi không thu mua đồng nát nữa mà chuyển hẳn sang thu mua điện thoại hỏng. Đi thu mua đồng nát vất vả hơn so với điện thoại hỏng rất nhiều. Đồ đồng nát cồng kềnh, vận chuyển rất khó khăn, lãi suất thấp hơn buôn “xác” điện thoại. Thời gian đầu, khi mới làm nghề này, do số người đi thu mua còn ít nên làm ăn dễ lắm. Hôm nào cũng chạy xe máy đi khắp tỉnh từ sáng cho đến hơn 19 giờ tối mới về. Có ngày tôi gom được đến vài trăm chiếc điện thoại hỏng các loại. Những chiếc điện thoại còn nhiều linh kiện tốt, tôi bán cho các cửa hàng sửa chữa điện thoại, những chiếc hỏng nhiều, cửa hàng không mua thì tôi đem bán cho các bãi đồng nát để họ bán cho thị trường Trung Quốc…”.

điện thoại cũ, mua điện thoại cũ, mua điện thoại cũ để làm gì

điện thoại cũ, mua điện thoại cũ, mua điện thoại cũ để làm gì

Hiện nay, hầu hết những người đi thu mua đồng nát đều tìm mua điện thoại hỏng để bán cho cửa hàng sửa điện thoại nhằm tăng thu nhập.

Trước khi bán hoặc cho điện thoại cũ hỏng cần làm

– Sao lưu dữ liệu là điều quan trọng đầu tiên mà bạn cần thực hiện, hãy sao lưu toàn bộ ảnh, video, danh bạ điện thoại…. bằng bộ nhớ lưu trữ đám mây iCloud ( iPhone) hoặc các ứng dụng khác của Google như Google Photos, Google Drive … nhờ đó mà việc sao lưu sẽ thuận tiện hơn.

Đối với iPhone bạn hãy sao lưu dữ liệu theo hướng dẫn sau: Cài đặt > iCloud > Bộ nhớ và Sao lưu.

Đối với điện thoại Android: Mở Cài đặt > Tài khoản và Sao lưu.

điện thoại cũ, mua điện thoại cũ, mua điện thoại cũ để làm gì

Trước khi bán điện thoại cũ cần nhớ là 6 việc.

– Chuyển toàn bộ dữ liệu sang điện thoại mới.

– Đăng xuất khỏi tất cả tài khoản trên máy. Việc này bảo đảm tính bảo mật, tránh bị mất cắp dữ liệu cá nhân như tài khoản iCloud, tài khoản Google ….

– Khôi phục cài đặt gốc: Để bảo vệ sự riêng tư, hãy khôi phục điện thoại cũ của bạn về cài đặt gốc mặc định ban đầu của nhà sản xuất. Điều này sẽ xóa toàn bộ dữ liệu, ứng dụng đã cài đặt trong điện thoại và đưa về trạng thái ban đầu, nhờ vậy mà chủ sở hữu mới khi nhận điện thoại sẽ sử dụng như bất cứ chiếc điện thoại mới nào.

– Tháo thẻ nhớ và SIM.

điện thoại cũ, mua điện thoại cũ, mua điện thoại cũ để làm gì

Nên lau chùi điện thoại cũ trước khi bán.

– Vệ sinh điện thoại: Cùng với đó, bạn hãy lau chùi lại chiếc SIM của mình sau thời gian đã sử dụng bằng một chiếc khăn mềm. Sau đó lắp lại SIM vào điện thoại mới đồng thời khi này chiếc điện thoại cũ của bạn cũng trở về trạng thái như chiếc smartphone mới và bạn có thể tắt nguồn cho thiết bị.