Thị trường vàng vừa trải qua một tuần tăng giảm chóng mặt, nhiều nhà đầu tư “khóc ròng” vì lỡ vào đúng đỉnh.

Người mua vàng lỗ nặng nếu mua từ đầu tuần và cuối tuần mang bán

Người mua vàng lỗ nặng nếu mua từ đầu tuần và cuối tuần mang bán

Giá vàng thế giới nói chung và giá vàng trong nước nói riêng vừa trải qua một tuần biến động rất mạnh. Kết phiên giao dịch tuần, giá vàng thế giới đứng ở mức 2.684 USD/ounce, giảm mạnh 55 USD so với mở cửa phiên đầu tuần 4/11. Giá vàng SJC và vàng nhẫn trong nước cũng sụt giá mạnh, trong đó, vàng miếng giảm từ 3,2 – 5 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm từ 3,3 – 5 triệu đồng/lượng.

Bảng giá vàng trong nước hai ngày 4/11 và 9/11. Đơn vị: Triệu đồng/lượng.

Thương hiệu
4/11/2024
9/11/2024
Tăng/Giảm

Giá mua
Giá bán
Giá mua
Giá bán

Mua vào

Bán ra

SJC 1 lượng
87
89
82
85,8
-5
-3,2

Doji HN SJC
87
89
82
85,8
-5
-3,2

PNJ HN SJC
87
89
82
85,8
-5
-3,2

Phú Quý SJC
87,2


89
82,3
85,8
-4,9
-3,2

BTMC SJC
87
89
82,3
85,8
-4,7
-3,2

Vàng nhẫn SJC 999.9
87
88,7
82
84,8
-5
-3,9

Nhẫn Doji Hưng Thịnh Vượng 9999
87,8
88,8
83,35
85,15
-4,45

-3,65

Nhẫn trơn PNJ 999.9
87,7
88,79
83,4
85,2
-4,3
-3,59

Nhẫn tròn trơn vàng rồng Thăng Long BTMC
87,48
88,48
83,32
85,12
-4,16
-3,36

Biến động mạnh nhất với giá vàng xảy ra vào thứ Năm ngày 7/11 (theo giờ Việt Nam), chỉ một ngày sau cuộc bầu cử Mỹ. Ngay sau thông tin ông Donald Trump tái đắc cử, vàng trong nước và thế giới “kéo nhau” lao dốc không phanh.

Giá vàng SJC mất nhiều nhất tới 6,4 triệu đồng/lượng (mua vào – vàng Phú Quý). Vàng nhẫn “bay” nhiều nhất tới 5,7 triệu đồng/lượng. Sang ngày hôm sau 8/11, giá vàng có hồi phục nhẹ, vàng SJC tăng nhiều nhất là Phú Quý SJC tăng 1,7 triệu đồng/lượng mua vào, vàng nhẫn cũng tăng 1,4 triệu đồng/lượng. Tuy nhiên mức hồi phục này chưa thấm vào đâu so với đà giảm trước đó.

Biểu đồ giá vàng SJC 30 ngày gần nhất

 

Biểu đồ giá vàng SJC 30 ngày gần nhất

Biểu đồ giá vàng thế giới 30 ngày gần nhất

Biểu đồ giá vàng thế giới 30 ngày gần nhất

Hiện chênh lệch giá mua – bán của vàng SJC ở mức 3,8 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn ở mức 1,8 – 2,8 triệu đồng/lượng. Đây đều là những mức chênh lệch rất lớn, rủi ro đang nghiêng về phía người tiêu dùng. Vì thế, các chuyên gia cho rằng người dân chưa nên giao dịch vàng trong thời điểm này.

Tuần qua, theo ghi nhận của phóng viên, tại Hà Nội, khi giá vàng lên xuống như tàu lượn, giao dịch trên thị trường vàng cũng vô cùng sôi động. Người dân xếp thành từng hàng dài đi mua bán vàng tại các cửa hàng thương hiệu lớn.

Nếu người dân mua 1 lượng vàng SJC vào đầu tuần với giá 89 triệu đồng/lượng và bán ra vào hôm nay với giá 82 triệu đồng/lượng thì đã lỗ ngay 7 triệu đồng/lượng do chênh lệch mua bán.

Còn nếu mua 1 lượng vàng nhẫn tại Doji vào đầu tuần với giá 88,8 triệu đồng/lượng và bán ra vào hôm nay với giá 83,35 triệu đồng/lượng thì đã lỗ tới 5,35 triệu đồng/lượng.

Mới đây, theo báo cáo của NHNN trả lời một số vấn đề được chất vấn tại Quốc hội, NHNN sẽ tiếp tục cân nhắc can thiệp thị trường vàng (nếu cần thiết) với khối lượng, tần suất phù hợp nhằm mục tiêu ổn định thị trường và mục tiêu chính sách tiền tệ.

Bên cạnh đó, phối hợp với các bộ, ngành liên quan để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời phát hiện những sơ hở, bất cập để xử lý; tiến hành tổng kết đầy đủ việc thực hiện Nghị định 24/2012/NĐ-CP, đề xuất sửa đổi, bổ sung phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần ngăn chặn tình trạng vàng hóa nền kinh tế, không để biến động giá vàng ảnh hưởng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô…