Ăn sáng không đúng thời điểm có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của bạn.

Ông Lý đang ngồi xem tivi và ăn sáng thì nghe thấy bác sĩ trong chương trình sức khỏe đã nói như vậy. Điều này khiến ông không khỏi bồn chồn.

Là một công chức mới nghỉ hưu, ông có thói quen ăn sáng lúc 8 giờ. Để nhanh chóng giải quyết bữa ăn, ông thường mua một số đồ ăn sáng bán sẵn ở ngoài chợ. Do đó, dù thức dậy sớm lúc 6h30 nhưng ông vẫn dành thời gian đi tập thể dục và đi chợ trước, rồi mới tiện thể mua đồ ăn sáng về nhà. Nhiều hôm, dù thấy đói bụng từ lúc mới ngủ dậy nhưng tới gần 8 giờ, ông mới bắt đầu ăn sáng.

Bây giờ, nghe bác sĩ nhắc tới vấn đề trao đổi chất, trong lòng ông có chút bất an vì gần đây, ông thấy khó tiêu và hay bị đau bụng. Ông tự hỏi: “Ăn sáng lúc mấy giờ mới là đúng nhất? Liệu mình có đang làm sai hay không?”

Chính vì điều này, ông Lý quyết định tranh thủ thời gian rảnh rỗi buổi chiều để đi khám sức khỏe, đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ ở bệnh viện về vấn đề trên.

Kết quả khám cho thấy lượng đường trong máu và cholesterol của ông đều có xu hướng tăng cao so với lần trước. Bác sĩ nhắc nhở ông cải thiện thói quen ăn uống.

Ăn sáng giờ nào là tốt nhất? Nghiên cứu cho thấy: Không phải 7 giờ như mọi người vẫn nghĩ- Ảnh 1.

Bữa sáng rất quan trọng để khởi động ngày mới tràn đầy năng lượng, nhưng ăn sáng vào thời điểm nào là tốt nhất cho sức khoẻ thì không phải ai cũng biết.

Theo lời khuyên từ bác sĩ, khoảng 10 đến 12 tiếng đồng hồ sau bữa tối, dạ dày rơi vào trạng thái trống rỗng khi cơ thể không được nạp năng lượng mới vào buổi sáng. Nếu bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ phải tự huy động lượng đường và protein dự trữ để duy trì hoạt động, điều này dễ dẫn đến cảm giác đói cồn cào, huyết áp giảm, cơ thể mệt mỏi, và về lâu dài có thể gây tổn thương đến hệ tiêu hóa như đau dạ dày.

Vì vậy, bữa sáng đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người có thói quen thức dậy muộn và ăn sáng từ 9h đến 10h. Thói quen này có thể khiến cơ thể vẫn còn no khi đến giờ trưa, dẫn đến bỏ bữa trưa hoặc ăn ít đi.

Thời gian ăn sáng lý tưởng phụ thuộc vào lịch sinh hoạt của từng người. Chẳng hạn, người làm việc sớm có thể ăn sáng từ 6h, học sinh thường ăn lúc 7h, trong khi người hưu trí có thể ăn khoảng 7h30. Bác sĩ khuyên rằng nên ăn sáng trong vòng 30 phút đến 1 giờ sau khi thức dậy, lý tưởng là trước 8h sáng để chuẩn bị sẵn sàng cho bữa trưa.

Ăn gì tốt cho bữa sáng?

Tinh bột nguyên cám như yến mạch, bánh mì nguyên cám, khoai lang, khoai mì, và các loại ngũ cốc không chỉ cung cấp chất xơ mà còn giàu vitamin, giúp duy trì cảm giác no lâu và kiểm soát lượng đường trong máu.

Nhóm thực phẩm giàu protein gồm trứng, các loại hạt như đậu đỏ, đậu nành, hạnh nhân, cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể hoạt động hiệu quả.

Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa tươi không đường, sữa đậu nành, sữa chua cũng là lựa chọn lý tưởng để bổ sung dinh dưỡng vào buổi sáng.

Ăn sáng giờ nào là tốt nhất? Nghiên cứu cho thấy: Không phải 7 giờ như mọi người vẫn nghĩ- Ảnh 2.

Việc duy trì thói quen ăn uống đúng giờ giúp điều chỉnh cơn thèm ăn, giảm các cơn đói và duy trì độ bền bỉ để hoạt động năng suất trong ngày.

Các loại trái cây và rau củ quả đa dạng màu sắc sẽ mang đến lượng lớn vitamin và khoáng chất. Nên chọn rau củ quả tươi, tránh sản phẩm sấy khô hoặc đóng gói để đảm bảo giá trị dinh dưỡng.

Nhóm thực phẩm giàu chất béo lành mạnh gồm các loại hạt như hạt điều, óc chó, mắc ca, cung cấp năng lượng ổn định cho cơ thể.

Lưu ý khi ăn sáng để có bữa ăn lành mạnh

– Tránh ăn quá no vào bữa sáng để hệ tiêu hóa không bị quá tải, giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

– Không nên ăn sáng ngay khi vừa thức dậy. Thay vào đó, hãy khởi động nhẹ và uống một ly nước để kích thích hệ tiêu hóa, sau khoảng 30 phút hãy bắt đầu bữa sáng.

– Thực đơn sáng nên tránh các loại thực phẩm như snack, bánh quy vì chúng không đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

Ăn sáng giờ nào là tốt nhất? Nghiên cứu cho thấy: Không phải 7 giờ như mọi người vẫn nghĩ- Ảnh 3.

Tránh ăn quá no vào bữa sáng để hệ tiêu hóa không bị quá tải, giúp cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

– Các món ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, đồ chiên xào, và đồ ăn nhanh cũng không phù hợp cho bữa sáng, vì dễ gây cảm giác nặng bụng và thiếu dinh dưỡng.

– Đồ ăn lạnh vào buổi sáng có thể làm hệ tiêu hóa khó chịu, gây co thắt cơ, dây thần kinh và mạch máu, thậm chí có thể dẫn đến táo bón hoặc những vấn đề tiêu hóa khác.

– Đừng chỉ ăn hoa quả cho bữa sáng; nên kết hợp thêm các loại hạt và sữa để đảm bảo một bữa ăn sáng cân bằng và giàu dinh dưỡng, giúp bạn tràn đầy năng lượng mà vẫn dễ chịu.

 (Tổng hợp/Ảnh minh họa: Internet)