Lười biếng thường bị coi là một khuyết điểm nhưng có nhiều việc làm nhìn có vẻ lười nhưng thực chất lại mang đến những lợi ích cho sức khỏe.
1. Lười giặt đồ lót bằng tay
Trên thực tế, việc lười giặt đồ lót bằng tay không phải việc xấu. Bác sĩ sản phụ khoa Zhang Yuqin (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, dù giặt đồ lót bằng tay là việc tốt nhưng nếu giặt không kỹ thì chất tẩy rửa có thể vẫn bám trên đó. Việc sử dụng quần lót có nhiều chất tẩy rửa không chỉ gây khói chịu khi mặc mà còn tổn thương vùng kín. Cùng với đó, khi giặt đồ lót bằng tay, nước hay chất cặn tẩy rửa không được vắt kiệt hoàn toàn cũng tạo điều kiện khiến vi khuẩn sinh sôi.
Tuy nhiên, dù giặt máy hay giặt tay cũng không thể loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn lưu lại. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ vùng kín, nên thay đồ lót từ 3 – 6 tháng một lần.
2. Lười đậy nắp máy giặt sau khi giặt
Một số người lo ngại bụi sẽ lọt vào bên trong máy giặt nếu như không đóng nắp. Tuy nhiên, sau khi giặt thì trong máy sẽ còn khá nhiều hơi ẩm và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển bên trong.
Bác sĩ Tan Dunci (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, sau khi giặt quần áo, tốt nhất nên mở nắp máy giặt trong 30 phút đến một giờ đồng hồ để có đủ thời gian cho hơi ẩm tiêu tan, tránh tình trạng hơi ẩm quá mức bên trong gây mùi hôi và nấm mốc. Khi lồng giặt đã khô, có thể đóng lại để tránh bụi bẩn.
3. Lười gấp chăn ngay sau khi thức dậy
Gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy sẽ giúp hơi ẩm và nhiệt không bị tản đi. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho mạt bụi và nấm mốc phát triển. Chính vì vậy, gấp chăn ngay sau khi ngủ dậy là điều không cần thiết.
4. Lười tắm kỹ
Tắm rửa quá lâu không hẳn là điều tốt, đặc biệt với làn da khô. Bác sĩ da liễu Cai Yishan (Đài Loan, Trung Quốc) cho hay, nếu bạn tắm hơn nửa giờ thì có thể khiến làn da bị làm sạch quá mức dẫn đến hỏng chức năng hàng rào bảo vệ da.
Chính vì vậy, thời gian tắm rửa được khuyến nghị trong khoảng 10 phút và chú ý làm sạch vị trí như nách, háng, nếp gấp ở cổ, sau tai, lòng bàn chân là nơi bám nhiều bụi bẩn. Hơn nữa, có 5 bộ phận trên cơ thể nếu vệ sinh quá sạch sẽ gây bệnh là mặt, tai, lỗ mũi, rốn và âm đạo.
– Tai: Nếu tự lấy ráy tai và vệ sinh tai thì nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn. Bác sĩ tai mũi họng Wu Zhaokuan cho rằng việc vệ sinh tai quá kỹ sẽ phá hủy khả năng bảo vệ và tăng nguy cơ nấm mốc phát triển, viêm tai giữa.
– Lỗ mũi: Tương tự như tai, việc thường xuyên ngoáy mũi có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trùng. Đặc biệt nếu có vết thương thì sẽ tăng nguy cơ viêm mũi, teo niêm mạc mũi, viêm xoang, viêm khí quản mãn tính và các bệnh khác.
– Mặt: Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) việc làm sạch da mặt quá mức sẽ khiến một lượng lớn dầu dưỡng ẩm có trong lớp sừng mất đi, có thể khiến da khô, căng và khó chịu. Nên rửa mặt mỗi ngày nhiều nhất hai lần, vào buổi sáng và buổi tối, không nên lạm dụng quá nhiều.
– Rốn: Rốn nằm sát ruột và da mỏng. Chà xát mạnh có thể gây kích ứng ruột và đau bụng, trường hợp xấu nhất có thể gây viêm mô tế bào.
– Âm đạo: Việc vệ sinh âm đạo quá kỹ có thể phá hủy sự cân bằng độ pH của vùng kín, dễ gây nhiễm trùng âm đạo hoặc đường tiết niệu.
5. Lười rời giường ngay khi vừa ngủ dậy vào mùa đông
Nằm trên giường vào khi vừa ngủ dậy sẽ tốt cho sức khỏe của bạn, đặc biệt vào mùa đông và khi nhiệt độ xuống thấp. Bởi khi thời tiết trở lạnh, nếu thức dậy trên giường ấm và bất ngờ tiếp xúc với nhiệt độ thấp bên ngoài có thể khiến mạch máu sẽ co rút đột ngột, huyết áp tăng cao, gây nguy cơ tử vong đột ngột.
Chính vì vậy, với mọi người, đặc biệt người thường xuyên bị huyết áp cao nên lưu ý điều này. Khi nằm trên giường có thể vận động một chút, uống một cốc nước nóng để làm ấm cơ thể và đắp chăn, mặc thêm một lớp quần áo trước khi rời giường.
Nguồn: edh.tw
Theo Thanhnienviet.vn