×

Bảo quản bánh chưng ăn không hết đừng vội cho tủ lạnh, làm theo cách này để được nửa tháng vẫn thơm ngon như mới chẳng lo lại gạo

Bánh chưng là món truyền thống dịp Tết cổ truyền nhưng rất dễ bị mốc, thiu, hư hỏng. Cách nào bảo quản bánh chưng khi ngăn tủ lạnh chật kín đồ ăn ngày Tết là băn khoăn của nhiều bà nội trợ.

Hiện nay, nhiều gia đình vẫn giữ phong tục truyền thống của người Việt, Tết đến xuân về, gia đình quây quần gói bánh chưng. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản đúng bánh sẽ dễ bị thiu và lên mốc, rất lãng phí.

Dưới đây một số cách bảo quản bánh chưng, bánh tét thơm ngon suốt Tết, không lo hư hỏng, bạn có thể tham khảo để đón nhận cái Tết trọn vẹn hơn.

Ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết

Bánh chưng đừng vội cho tủ lạnh, cách này để được nửa tháng vẫn thơm ngon- Ảnh 1.
Theo truyền thuyết, những chiếc bánh chưng được hoàng tử Lang Liêu dâng lên vua Hùng với mong muốn bày tỏ lòng biết ơn công đức sinh thành của cha mẹ và sự hy sinh, đùm bọc, yêu thương con cái mênh mông như trời đất, không gì có thể so sánh được.

Từ đó, chiếc bánh chưng luôn được dùng để cúng trên bàn thờ ngày Tết như một cách thể hiện sự tưởng nhớ và lòng thành kính đến tổ tiên, những người đã khuất.

Bánh chưng có nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe, không chỉ giúp giải độc mà còn thanh nhiệt cơ thể do trong bánh có đậu xanh nên có tính hàn.

Đậu xanh còn có tác dụng để phòng bệnh viêm nhiệt, giải độc hiệu quả. Ngoài ra, bánh chưng còn giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa hay giảm tình trạng say rượu.

Cách bảo quản bánh chưng từ 3 đến 7 ngày

Để bảo quản bánh chưng và bánh tét ở điều kiện bên ngoài lên đến 1 tuần, bạn nhất định phải kỹ trong khâu chế biến bánh.

Trước khi nấu bánh, bạn phải gói lá và buộc chặt bánh và khi bánh chín, bạn dùng nước sạch rửa lại bánh bên ngoài vỏ bánh, để loại bỏ các chất nhựa có trong lá tiết ra trong quá trình nấu bánh.

Bánh chưng đừng vội cho tủ lạnh, cách này để được nửa tháng vẫn thơm ngon- Ảnh 2.
Tiếp theo, nên treo bánh ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, giúp bánh được khô ráo hoàn toàn.

Cuối cùng, đặt bánh chưng hoặc bánh tét lên một tấm bìa cứng và dùng vật nặng ép bánh chặt lại hơn.

Các bước trên giúp nhân bánh trong lá sẽ không tiếp xúc được với không khí bên ngoài, điều này sẽ hạn chế gây mốc bánh và có thể bảo quản bánh chưng lâu hư.

Cách bảo quản bánh chưng hơn 1 tuần

Bánh chưng đừng vội cho tủ lạnh, cách này để được nửa tháng vẫn thơm ngon- Ảnh 3.
Nếu bạn muốn tăng thời gian bảo quản bánh chưng khoảng hơn 1 tuần, bạn nên bảo quản bánh trong ngăn mát tủ lạnh.

Trước khi cho bánh vào trong tủ lạnh, bạn nên dùng màng bọc thực phẩm quấn quanh bánh để hạn chế tiếp xúc với hơi nước trong tủ lạnh, khiến bánh bị ẩm và dễ sinh ra mốc.

Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra trong suốt quá trình bảo quản bánh. Khi muốn thưởng thức bánh chưng hoặc bánh tét, bạn chỉ cần hấp lại cho nóng hoặc chiên giòn là xong.

Cách bảo quản bánh chưng cả tháng

Để bảo quản bánh chưng lên đến nửa tháng hoặc hơn, bạn cần quấn chặt bên ngoài bánh chưng bằng màng bọc thực phẩm và cho vào bánh chưng vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ cấp đông.

Bánh chưng đừng vội cho tủ lạnh, cách này để được nửa tháng vẫn thơm ngon- Ảnh 4.

Mâm cỗ Tết qua bàn tay khéo léo của người nội trợ, dù có nhiều món mới hiện đại nhưng không thể thiếu bánh chưng.

Khi muốn dùng, bạn dùng dao cắt bánh rồi lại dùng màng thực phẩm bọc phần bánh còn dư và lại cho vào ngăn đá.

Lưu ý bạn ăn đến đâu sẽ cắt đến đó và nên hạn chế để phần bánh còn lại bị rã đông rồi mới cho lại vào ngăn đá.

Bảo quản bằng túi hút chân không

Thực chất thì không nên cất bánh chưng vào tủ lạnh, bởi bánh sẽ bị đông cứng lại. Người ta thường gọi hiện tượng này là lại gạo. Muốn ăn, chúng ta thường phải rán, hấp lên khiến chất lượng bánh giảm.

Tuy vậy, bánh chưng khi để ở nhiệt độ phòng có thể bảo quản trong 3-4 ngày và thời gian sẽ giảm đi khi trời nồm, ẩm ướt.

Với cách bảo quản bằng hút chân không, bánh chưng có thể bảo quản được 5-10 ngày trong điều kiện bình thường. Trong khi đó, bảo quản ngăn mát tủ lạnh có thể để được 15-20 ngày.

Nếu không kịp ăn hết bánh chưng, bạn có thể bảo quản trong ngăn đá, tuy nhiên khi rã đông nên bỏ xuống rã đông từ từ trong ngăn mát và sau đó có thể luộc, hấp lại để bánh đỡ sượng.

Bánh chưng đừng vội cho tủ lạnh, cách này để được nửa tháng vẫn thơm ngon- Ảnh 5.
Vào tháng Giêng, thời tiết thường nắng nóng kèm theo độ ẩm cao, bánh chưng có chứa thịt, đỗ, rất dễ bị thiu, hỏng.

Nếu ăn bánh chưng bị thiu chua, mốc meo có thể bị đau bụng, tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm gây có hại cho sức khỏe.

“Với trường hợp bánh chưng bị mốc lá hoặc mới mốc một góc, chúng ta nên loại bỏ và không nên ăn vì độc tố aflatoxin do nấm mốc sinh ra có thể xâm nhập vào bên trong bánh gây ngộ độc. Thêm vào đó, một số loại vi khuẩn, nấm mốc sau khi chết vẫn tiết ra độc tố gây ra ngộ độc cho người sử dụng”, TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện Y học ứng dụng Việt Nam thông tin.

Bảo quản bánh chưng, bánh tét bằng túi hút chân không cũng là một cách khá hiệu quả vì công nghệ hút toàn bộ không khí ra giúp bánh được bảo quản lâu nhất có thể và tránh tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn. Cách bảo quản bánh chưng bằng phương pháp hút chân không khá phổ biến vào nhiều năm gần đây và đem lại hiệu quả tốt.

Phương pháp này giúp bánh giữ được hương vị đặc trưng cũng như giữ được màu lá tự nhiên khi vừa mới luộc xong. Đồng thời, bạn hoàn toàn không phải lo ngại về vấn đề nấm mốc và vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, khi bánh được bảo quản bằng cách này, khi cầm nắm và cất trữ bánh cũng hợp vệ sinh, không bị dính, vỏ bánh sạch sẽ, hạn chế các loại côn trùng như ruồi, kiến…

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News