×

Từ nay đến hết 12/2025 trở đi: Người đi xe máy mua bảo hiểm 10 nghìn thay cho bảo hiểm bắt buộc 60 nghìn được không, liệu có bị CSGT thổi phạt không?

Bảo hiểm xe máy hiện có 2 loại khác nhau nhưng nhiều người dân mua với tâm lý “đối phó” nên đã không để ý sự khác nhau của chúng.

Bảo hiểm xe máy 10 nghìn khác gì bảo hiểm xe máy bắt buộc 60 nghìn đồng? 

Bảo hiểm xe máy hiện nay được nhiều người dân rao bán tràn lan trên mạng điện tử, ngoài vỉa hè, công viên… Nhiều người treo biển bán bảo hiểm xe máy giá rẻ chỉ 10-15 nghìn đồng nhằm “bán cho được”, và nhiều người mua cũng có tâm lý “mua cho xong” mà không biết rằng hai loại bảo hiểm này có ý nghĩa khác nhau và luật cũng quy định khác nhau không thể dùng chúng thay thế cho nhau.
Quên mang theo bảo hiểm xe máy có bị tịch thu xe không?
– Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự có giá từ khoảng 55-65.000 đồng tùy theo dung tích của xe. Đây là dạng bảo hiểm bắt buộc người chủ xe phải mua để khi xe gây ra tai nạn thì đảm bảo nạn nhân được bồi thường.

– Bảo hiểm xe máy loại 10-20 nghìn đồng thường sẽ là bảo hiểm tự nguyện mua để không may tai nạn thì số tiền bảo hiểm sẽ chi trả cho chủ xe, người ngồi trên xe đó.

Trên một tờ chứng nhận bảo hiểm xe máy thường có 2 hạng mục này, người dân chi tiền và mua hạng mục nào sẽ được người bán điền thông tin vào hạng mục đó. Nhiều người vì mua đối phó nên cứ mua theo số tiền mà không chú ý người bán ghi vào phần tự nguyện thì khi gặp CSGT sẽ vẫn bị xử phạt.

Mua bảo hiểm xe máy 10 nghìn thay cho Bảo hiểm xe máy 60 nghìn được không?

Hiện nay Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ số 36/2024/ QH15 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 quy định bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự là giấy tờ phải có khi tham gia giao thông. Khoản 1 Điều 56 của Luật này quy định về điều kiện khi tham gia giao thông như sau:

1. Người lái xe tham gia giao thông đường bộ phải đủ tuổi, sức khỏe theo quy định của pháp luật; có giấy phép lái xe đang còn điểm, còn hiệu lực phù hợp với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp, trừ người lái xe gắn máy quy định tại khoản 4 Điều này. Khi tham gia giao thông đường bộ, người lái xe phải mang theo các giấy tờ sau đây:

a) Chứng nhận đăng ký xe hoặc bản sao Chứng nhận đăng ký xe có chứng thực kèm bản gốc giấy tờ xác nhận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn hiệu lực trong trường hợp xe đang được thế chấp tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;

b) Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển;

c) Chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới theo quy định của pháp luật;

d) Chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

Theo quy định thì người dân phải mua loại bảo hiểm xe máy bắt buộc hay còn gọi bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Người dân mà mua bảo hiểm tự nguyện thì không thay thế cho bảo hiểm bắt buộc được và mua bảo hiểm bắt buộc cũng không thay thế được cho bảo hiểm tự nguyện.

Trong trường hợp người dân mua bảo hiểm bắt buộc mà không mua bảo hiểm tự nguyện thì sẽ không bị CSGT xử phạt lỗi thiếu bảo hiểm. Còn nếu mua bảo hiểm tự nguyện mà lại không mua bảo hiểm bắt buộc sẽ bị xử phạt theo quy định.

Thiếu bảo hiểm xe máy bắt buộc bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 2 Điều 18 Nghị định 168/2024/NĐ-CP của chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đã chính thức có hiệu lực quy định xử phạt liên quan tới bảo hiểm xe máy bắt buộc như sau:

– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy kinh doanh vận tải không mang theo chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Mức xử phạt này đã tăng so với mức xử phạt trước đây ở Nghị định 100 là 100-200 nghìn đồng.

 

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News