×

Giá vàng trưa nay: Chưa từng có trong lịch sử, người dân bất ngờ trắng tay, tích lũy cả đời giờ mất hết rồi còn đâu…

Giá vàng đang ghi nhận đà tăng rất mạnh. Tuy nhiên chênh lệch mua – bán vẫn ở ngưỡng cao, tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ.

Giá vàng nhẫn, vàng miếng tăng vọt, áp sát đỉnh mớiDù giá tăng mạnh nhà đầu tư trong nước vẫn thua lỗ nếu “lướt sóng”. Ảnh minh họa: Phan Anh
Giá vàng trong nước tăng dựng đứng

Giá vàng trong nước ngày 11.2 ghi nhận mức tăng mạnh so với ngày trước đó, đẩy giá vàng miếng SJC tiến sát ngưỡng 93 triệu đồng/lượng.

Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 90,1-93,1 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 2,8 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều so với ngày 10.2. Chênh lệch giá mua – bán vẫn duy trì ở mức 3 triệu đồng/lượng.

Tương tự Tập đoàn DOJI, giá vàng miếng SJC cũng tăng mạnh lên 90,1-93,1 triệu đồng/lượng, cao hơn 2,8 triệu đồng/lượng so với phiên trước. Biên độ mua – bán vàng SJC tại đây giữ nguyên ở mức 3 triệu đồng/lượng.
Diễn biến giá vàng SJC những phiên gần đây. Biểu đồ: Khương Duy Diễn biến giá vàng SJC những phiên gần đây. Biểu đồ: Khương Duy


Giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng Thịnh Vượng tại DOJI tăng lên 89,8-91,7 triệu đồng/lượng, tăng 1,6 triệu đồng/lượng chiều mua vào và tăng 1,7 đồng/lượng chiều bán ra so với ngày 10.2. Chênh lệch mua vào – bán ra tăng nhẹ lên 1,9 triệu đồng/lượng.

Đáng chú ý, giá vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu có mức điều chỉnh mạnh nhất. Ngày 11.2, giá niêm yết đạt 89,1-93,05 triệu đồng/lượng, tăng 0,9 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 2,6 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra so với ngày trước đó. Chênh lệch mua vào – bán ra tại đây nới rộng lên 3,95 triệu đồng/lượng, cao hơn đáng kể so với mức 2,25 triệu đồng/lượng vào ngày 10.2.
Diễn biến giá vàng nhẫn trơn những phiên gần đây. Biểu đồ: Khương Duy Diễn biến giá vàng nhẫn trơn những phiên gần đây. Biểu đồ: Khương Duy
Như vậy, chỉ trong một ngày, giá vàng trong nước đã có mức tăng đáng kể, đặc biệt là vàng miếng SJC tại các hệ thống lớn. Bên cạnh đó, chênh lệch giá mua – bán tại một số đơn vị cũng có xu hướng gia tăng, phản ánh sự biến động mạnh của thị trường vàng.

Nguy cơ tiềm ẩn khi chênh lệch mua – bán quá cao

Dù giá vàng tăng cao nhưng mức chênh lệch mua vào – bán ra vàng quá cao khiến nhà đầu tư đang phải đối diện nguy cơ thua lỗ. Nghĩa là khi mức chênh lệch mua – bán vàng ở ngưỡng 3 triệu, sau khi mua vào, giá vàng phải tăng hơn 3 triệu người mua mới bắt đầu có lãi.

Tại Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC, giá bán ra vàng miếng SJC ngày 10.2 là 90,3 triệu đồng/lượng, trong khi giá mua vào ngày 11.2 là 90,1 triệu đồng/lượng. Như vậy, nếu một người mua vàng vào ngày 10.2 và bán ra vào ngày 11.2, họ sẽ lỗ 200.000 đồng/lượng.

Tương tự, Tập đoàn DOJI cũng ghi nhận mức lỗ 200.000 đồng/lượng, khi giá bán ra ngày 10.2 là 90,3 triệu đồng/lượng, cao hơn giá mua vào ngày 11.2 (90,1 triệu đồng/lượng).

Với vàng nhẫn 9999 Hưng Thịnh Vượng của DOJI, mức lỗ cũng là 200.000 đồng/lượng, khi giá bán ra ngày 10.2 là 90 triệu đồng/lượng, nhưng giá mua lại vào ngày 11.2 chỉ còn 89,8 triệu đồng/lượng.

Đáng chú ý nhất là vàng nhẫn tại Bảo Tín Minh Châu. Nếu mua vào ngày 10.2 với giá 90,45 triệu đồng/lượng và bán ra vào ngày 11.2 với giá 89,1 triệu đồng/lượng, người mua sẽ lỗ tới 1,35 triệu đồng/lượng.

Như vậy, dù giá vàng có xu hướng tăng mạnh vào ngày 11.2, mức chênh lệch giữa giá mua vào và bán ra tại một số đơn vị vẫn khiến người mua vàng nhẫn chịu lỗ đáng kể. Điều này phản ánh thực tế rằng không phải cứ giá vàng tăng là người mua có thể lãi, mà còn phụ thuộc vào mức chênh lệch giá mua – bán tại từng thời điểm.

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News