×

Vụ án của Quang Linh chính thức trở thành ‘án điểm’, mức án cuối cùng quá bất ngờ

Pháp luật không có vùng cấm

Luật sư Cường cho biết, hiện nay thiếu cơ chế quản lý người nổi tiếng nhờ công nghệ và nhiều người nổi tiếng chưa ý thức được trách nhiệm của mình trước cộng đồng, ảo tưởng vào sức mạnh của bản thân, thường xuyên thực hiện các hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật. Do đó, việc xử lý mạnh tay đối với những người nổi tiếng coi thường pháp luật trong thời điểm này là cần thiết.

Những người nổi tiếng truyền thống trước đây thường là những người có năng khiếu đặc biệt, có trí tuệ hơn người và có sự đống góp lớn cho cộng đồng. Họ luôn ý thức giữ gìn danh tiếng của mình và chịu sự quản lý của các quy chuẩn đạo đức xã hội, các cơ quan, đoàn thể nên ít xảy ra sai phạm, vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều người nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, thậm chí nổi tiếng “sau một đêm” nhờ vào các thuật toán của các nền tảng mạng xã hội, nổi tiếng nhờ vào xu hướng.

Những người này thường là những người trẻ tuổi, không cần phải có nhan sắc, cũng không cần phải có năng khiếu đặc biệt hay trình độ nhận thức, văn hóa học vấn, thậm chí không phụ thuộc vào giới tính và độ tuổi. Chính vì nhanh chóng nổi tiếng mà chưa có sự chuẩn bị cho sự nổi tiếng đó nên nhiều người thiếu kỹ năng sống, thiếu kiến thức nền tảng, đặc biệt là xem nhẹ các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật nên dễ mắc sai lầm và vi phạm pháp luật.

Án điểm vụ Kẹo rau củ Kera

Hằng Du Mục và Quang Linh Vlog bị khởi tố liên quan đến vụ án Kẹo rau củ Kera

Một quy luật tất yếu là cái gì dễ có được thì cũng khó giữ. Khi có được quyền năng, sức lan tỏa thông tin bản thân nhưng lại không có kiến thức, chưa trải nhiều sự đời, thiếu kỹ năng sống và thiếu hiểu biết pháp luật, thêm vào đó là ảo tưởng vào khả năng và sức mạnh của bản thân nên dễ mắc sai lầm, dễ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật và không ít người đã phải trả giá bởi tự mình đánh mất tự do, phản bội lại niềm tin của các fan hâm mộ. Từ nổi tiếng đến tai tiếng rồi vi phạm pháp luật là rất nhanh chóng và giới hạn của nó rất mong manh.

Khác với những người nổi tiếng truyền thống, những người nổi tiếng nhờ vào công nghệ thường trẻ tuổi, thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kỹ năng sống và ảo tưởng vào sức mạnh của bản thân, cho rằng mình nổi tiếng thì mình có quyền làm mọi thứ mình thích và kiếm tiền một cách bất chấp.

Chính vì thế không ít người đã phải trả giá cho những sai lầm của mình. Vụ việc “Hằng du mục” và “Quang Linh Vlogs” bị khởi tố lần này sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những người nổi tiếng khi họ thiếu ý thức tôn trọng cộng đồng, lợi dụng niềm tin của cộng đồng để trục lợi, đặc biệt là dùng sức khỏe tính mạng của người dân để thu lợi cá nhân.

Bài học cho những người nổi tiếng nhờ mạng xã hội

Theo phân tích của TS. Luật sư Đặng Văn Cường, diễn biến thông tin từ vụ kẹo rau củ Kera cho thấy đã có 3 hành vi vi phạm pháp luật là hành vi sản xuất hàng giả, quảng cáo gian dối và lừa dối khách hàng. Về nguyên tắc thì mỗi hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý một lần. Nếu hành vi thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi nào chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.

Với hành vi quảng cáo gian dối là rất rõ ràng, trước đó những người quảng cáo gian dối như Hằng du mục, Quang Linh và hoa hậu Thùy Tiên đã thừa nhận sai phạm, có đủ chứng cứ nên cơ quan điều tra chức năng đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, nếu tiếp tục thực hiện hành vi quảng cáo gian dối sẽ bị xử lý hình sự theo điều 197 Bộ luật Hình sự.

Án điểm vụ Kẹo rau củ Kera

Kẹo rau củ Kera

Còn đối với hành vi sản xuất hàng giả và lừa dối người tiêu dùng thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn thì đây là những hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Đến nay cơ quan điều tra C01, Bộ công an đã đủ căn cứ để xử lý hình sự đối với hành vi này nên đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với 5 bị can về các tội danh là Tội sản xuất hàng giả là thực phẩm theo điều 193 BLHS và tội lừa dối khách hàng theo quy định tại điều 198 bộ luật hình sự.

Cụ thể, đến nay thì Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du Mục) – Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) – thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt về tội lừa dối khách hàng. Liên quan đến vụ án, Lê Tuấn Linh – Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, Lê Thành Công là cổ đông, thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt bị khởi tố, bắt tạm giam cùng về tội danh trên. Riêng ông Nguyễn Phong – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Asia Life – bị khởi tố, bắt tạm giam về tội sản xuất hàng giả là thực phẩm.

Án điểm vụ Kẹo rau củ Kera

Luật sư Đặng Văn Cường nhận định đây là vụ án điểm

Vụ việc sản xuất kẹo rau củ Kera không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, thổi phồng công dụng, vi phạm pháp luật về quảng cáo, lừa dối người tiêu dùng do những người nổi tiếng trên mạng xã hội thực hiện gây bức xúc trong dư luận xã hội thời gian qua.

Thời gian qua không ít những sự việc người nổi tiếng quảng cáo gian dối, sai sự thật, bán hàng kém chất lượng, tiếp tay cho các hoạt động gian lận thương mại khiến dư luận xã hội rất lo lắng và bức xúc.

Việc cơ quan điều tra khởi tố Phạm Quang Linh, Nguyễn Thị Thái Hằng là điều không bất ngờ vì trước đó các cơ quan truyền thông đã chỉ ra hàng loạt sai phạm của nhóm người này, đặc biệt là chất lượng sản phẩm không đạt tiêu chuẩn, quảng cáo gian dối, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng gây bức xúc trong dư luận xã hội, việc cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam với một số đối tượng trong đó có một số người nổi tiếng KOL, KOC thể hiện sự quyết tâm của đảng và nhà nước ta trong việc đấu tranh với những hành vi sản xuất hàng giả, gian lận thương mại, lừa dối người tiêu dùng, lợi dụng sự nổi tiếng để trục lợi. Việc xử lý nghiêm đối với những người nổi tiếng trên mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ.

Quá trình xác minh sự việc đến nay cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy những người này đã có hành vi sản xuất hàng giả (giả về chất lượng, giả về suất xứ hàng hóa, về nhãn mác…) nên đã tiến hành khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và bắt tạm giam với năm bị can về các tội danh sản xuất hàng giả và lừa dối người tiêu dùng để xử lý bằng chế tài hình sự.

Theo phản ánh của các cơ quan truyền thông cũng như thông tin những người này đưa ra trong thời gian qua thì có 3 hành vi vi phạm pháp luật đáng chú ý đó là sản xuất hàng giả (kém chất lượng, vi phạm về nguồn gốc xuất xứ, về nhãn mác, công dụng sản phẩm), vi phạm về quảng cáo và lừa dối người tiêu dùng.

Với hành vi vi phạm về quảng cáo thì những người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính, còn đối với hành vi sản xuất hàng giả và lừa dối người tiêu dùng là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, có dấu hiệu hình sự nên cơ quan điều tra tiến hành xử lý hình sự là cần thiết.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hàng giả thì “hàng giả” có nhiều loại, trong đó bao gồm: Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký; Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa; Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.

Cùng với đó, theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP và Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả” gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa, các loại tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của tổ chức, cá nhân kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo tên thương mại, tên thương phẩm, mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.

Bởi vậy trường hợp cơ quan chức năng có căn cứ cho thấy những người này đã sản xuất hàng giả là kẹo Kara, có thể là giả về tem, nhãn, bao bì, về sở hữu trí tuệ, giả về công dụng, tác dụng sản phẩm (không đảm bảo giá trị trên 70% chất lượng so với công bố), giả về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hoặc có các hành vi làm giả khác thì sẽ xử lý hình sự về tội sản xuất hàng giả là lương thực theo điều 193 Bộ luật Hình sự. Người thực hiện hành vi sản xuất hàng giả là lương thực, thực phẩm sẽ phải đối mặt với hình phạt thấp nhất là 2 năm tù, mức cao nhất là tù chung thân theo quy định tại Điều 193 bộ luật hình sự. Cơ quan điều tra sẽ làm rõ giá trị số hàng giả đã sản xuất và bán ra thị trường và các tình tiết khác của vụ án để xác định khung hình phạt mà các bị can phải đối mặt trong vụ án này.

Đối với việc bán hàng hóa nếu có gian dối trong việc cân, đong, đo, đếm hoặc có gian dối khác làm cho người tiêu dùng mua hàng hóa kém chất lượng thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên thì hành vi này cũng có thể xử lý hình sự về tội lừa dối khách hàng theo quy định tại điều 198 bộ luật hình sự. Với hình phạt là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 5 năm.

Với những nội dung mà các bị can quảng cáo, so sánh một viên kẹo với đĩa rau, so sánh với thịt bò, làm người xem hiểu lầm theo hướng có thể ăn kẹo thay các thực phẩm khác, đưa ra những thông tin thổi phồng công dụng của sản phẩm thì cho thấy đây là hành vi gian dối, vì gian dối mà thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên thì có đủ căn cứ để xử lý hình sự về tội lừa dối người tiêu dùng.

Đối với hoa hậu Thuỳ Tiên, người này đã tham gia vào hoạt động quảng cáo sai sự thật và đã bị phạt hành chính 25 triệu đồng và hiện nay đang bị tạm hoãn xuất cảnh. Hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo đã bị xử lý, cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi sản xuất hàng giả và lừa dối người tiêu dùng có liên quan đến người đẹp này không, nếu có cùng ý chí thực hiện hành vi sản xuất hàng giả và lừa dối người tiêu dùng thì sẽ xử lý hình sự hoa hậu này với vai trò đồng phạm đối với các bị can đã bị khởi tố.

Quá trình điều tra vụ án này, cơ quan điều tra cũng sẽ làm rõ nhận thức, vai trò của Thuỳ Tiên để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy cô gái này biết hàng hóa không đạt chất lượng, là hàng giả nhưng tham gia vào hoạt động sản xuất hàng giả với vai trò giúp sức hoặc giúp sức cho hành vi lừa dối khách hàng thì cô này cũng sẽ bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm. Vấn đề là cơ quan điều tra sẽ chứng minh tất cả những người nào có cùng ý chí thực hiện hành vi sản xuất hàng giả, lừa dối thì sẽ đều bị xử lý hình sự với vai trò đồng phạm theo quy định tại điều 17 Bộ luật Hình sự.

Vụ việc này cho thấy quyết tâm của cơ quan chức năng trong việc xử lý đối với những người nổi tiếng trên mạng xã hội nhưng có hành vi vi phạm pháp luật, tiếp tay cho việc sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối và các hoạt động gian lận thương mại.

Thời gian qua không ít những người trẻ tuổi nhanh chóng nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ vào thuật toán, nhờ vào xu hướng công nghệ. Nhiều người nổi tiếng nhưng không có học thức, thiếu ý thức chấp hành pháp luật nên có những hành vi lệch chuẩn, phản cảm. Những người này thường là những người tự do, không thuộc cơ quan tổ chức nào nên việc quản lý những người này đang có những khó khăn, không ít người vì thiếu sự quản lý của nhà nước, của xã hội, thiếu ý thức chấp hành pháp luật và sẵn sàng thực hiện các hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả, hàng nhái và tiếp tay cho các hoạt động gian lận thương mại, lừa dối khách hàng.

Có thể thấy rằng đây là động thái quyết liệt từ phía cơ quan điều tra bộ công an đối với việc xử lý những người sản xuất hàng giả là thực phẩm, hành vi này là nguy hiểm cho xã hội, có thể xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của nhiều người. Với những người nổi tiếng trên mạng xã hội mà quảng cáo gian dối, tiếp tay cho việc sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và lừa dối người tiêu dùng, tiếp tay cho các hoạt động gian lận thương mại, đặc biệt là liên quan đến lương thực thực phẩm thì cần phải xử lý nghiêm minh.

Có lẽ đây sẽ là án điểm của bộ công an đối với vấn đề này để răn đe đối với những người nổi tiếng thiếu đạo đức, có ý thức coi thường pháp luật, lợi dụng sự nổi tiếng của mình mà làm giàu một cách bất chấp.

Ngoài việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của những người nổi tiếng thực hiện hành vi quảng cáo sai sự thật, sản xuất hàng giả và tiếp tay cho các hành vi gian lận thương mại để răn đe, cảnh tỉnh, phòng ngừa chung cho xã hội thì cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu để ban hành các quy chế, quy tắc ứng xử và các quy định pháp luật để quản lý những người nổi tiếng và công nghệ để tránh họ gây ra những tác động tiêu cực đối với xã hội.

Vụ án này sẽ là bài học cho nhiều người nổi tiếng trong việc tuân thủ pháp luật. Khi trở thành người nổi tiếng thì cần phải học hỏi kiến thức và kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình và bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng.

Người nổi tiếng cần có sự quản lý bởi các thiết chế xã hội, bởi các quy phạm pháp luật để hành vi và tư tưởng của họ có sự định hướng đúng đắn, tránh việc lợi dụng sự nổi tiếng đó để làm giàu bất chấp, gây thiệt hại cho cộng đồng.

Related Posts

Our Privacy policy

https://xemtinviet.com - © 2025 News